Thế giới quan và thế giới quan khoa học

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 30 - 32)

1. Thế giới quan và những hình thức cơ bản của thế giới quan

a. Khái niệm “thế giới quan”

- TGQ là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về vị trí, cuộc

sống của con người trong thế giới.

- Các yếu tố: Tri thức, Xúc cảm, Niềm tin, Ý chí

- Các cấp độ TGQ:

+ TGQ thông thường:

Hình thành trực tiếp, tự phát từ cuộc sống thường ngày; có tính quần chúng rộng rãi; gắn với cộng đồng dân tộc, với đặc điểm của từng địa phương và tôn giáo; biểu hiện qua ca dao, tục ngữ, thói quen, truyền thống, v.v..

+ TGQ lý luận:

Mang tính tự giác; được luận chứng bằng các quan điểm lý luận; có tính khái quát, hệ thống.

b. Những hình thức cơ bản của thế giới quan

- Huyền thoại:

Là hình thức thế giới quan đặc trưng cho trình độ nhận thức còn thấp của người nguyên thủy trong giai đoạn sơ khai của lịch sử loài người.

Các yếu tố hiện thực và tưởng tượng, cái có thật và cái hoang đường, lý trí và tín ngưỡng, tư duy và xúc cảm hòa quyện vào nhau.

- Tôn giáo:

Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo thế giới hiện thực.

Tôn giáo ra đời trong điều kiện trình độ nhận thức và thực tiễn còn thấp, khi mà con người bất lực trước lực lượng tự nhiên cho nên đẫ gán cho nó một bản chất siêu tự nhiên,

một thế mạnh siêu thế gian.

Đặc trưng chủ yếu của TGQ tôn giáo là niềm tin vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế giới, đối với con người, cũng như niềm tin vào một thế giới khác hoàn thiện, hoàn mỹ sau khi chết.

- Triết học:

Triết học chỉ xuất hiện khi sự phát triển của tư duy loài người đạt tới một trình độ nhất định.

Triết học không chỉ nêu lên các quan điểm mà còn giải thích, chứng minh các quan điểm đó.

Triết học phản ánh thế giới bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù lý luận.

Nếu trong huyền thoại yếu tố biểu tượng cảm tính đóng vai trò chủ đạo thì trong triết học tư duy lý luận lại là yếu tố chủ đạo.

Các quan điểm triết học là cơ lý luận, chi phối các quan điểm chính trị, kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ, v.v..

Triết học là "hạt nhân" lý luận của TGQ.

2. Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật

a. Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật

Vấn đề cơ bản của triết học và sự phân chia TGQ duy vật, TGQ duy tâm.

"Vấn đề cơ bản của toàn bộ triết học, nhất là của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại". (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr. 403).

- TGQ duy tâm: là TGQ thừa nhận bản chất của thế giới là tinh thần và thừa nhận vai trò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyết định của các yếu tố tinh thần đối với thế giới vật chất nói chung, đối với con người, xã hội loài người nói riêng.

- TGQ duy vật: là TGQ thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất, thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với các biểu hiện của đời sống tinh thần và thừa nhận vị trí, vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực.

b. Lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật

TGQ duy vật chất phác TGQ duy vật siêu hình TGQ duy vật biện chứng

c. Vai trò của thế giới quan

TGQ như là "lăng kính", thông qua đó con người tìm hiểu, khám phá thế giới. TGQ giúp con người thấy được vị trí, vai trò con người trong thế giới, cũng như mục đích, ý nghĩa cuộc sống, từ đó định hướng về mặt thái độ, cũng như hoạt động sống của con người.

TGQ duy vật ảnh hưởng tích cực đến thái độ, hành vi của con người, đem lại cho họ một

niềm tin khoa học, giúp họ chủ động cải tạo tự nhiên, xã hội để tự định đoạt lấy số phận của mình.

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 30 - 32)