Các quy luật cơ bản của PBCD

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 40 - 43)

I. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng và nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật

c.Các quy luật cơ bản của PBCD

- Quy luật là mối liện hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng; giữa các đối tượng, các yếu tố tạo thành đối tượng; giữa các thuộc tính của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật.

- Phân loại quy luật: + Căn cứ vào tính phổ biến + Căn cứ vào lĩnh vực tác động

- Với tính cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật phổ

biến tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

- Các quy luật cơ bản của PBCDV gồm:

+ Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại (chỉ ra phương thức của sự vận động và phát triển).

+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (chỉ ra nguồn gốc của sự vận động và phát triển).

+ Quy luật phủ định của phủ định (chỉ ra khuynh hướng của quá trình phát triển).

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Khái niệm chất, lượng

- Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật

và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác.

- Quan hệ giữa chất và thuộc tính của sự vật:

+ Chất của sự vật được tạo thành bởi các thuộc tính của nó. Thuộc tính của sự vật bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại của sự vật đó với các sự vật khác.

Chẳng hạn, kim loại có các thuộc tính như:

- Dẫn nhiệt: bộc lộ khi có sự chênh lệch nhiệt độ trên thanh kim loại.

- Dẫn điện: bộc lộ khi thanh kim loại được đặt trong sự chênh lệch về điện áp.

- Khả năng dát mỏng, kéo thành sợi.

+ Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính; mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật, do đó, mỗi sự vật có rất nhiều chất.

+ Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự vật.

+ Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó. Ví dụ: Than chì và kim cương.

- Khái niệm lượng: Lượng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật

về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, trình độ, nhịp điệu của quá trình vận động và phát triển của sự vật.

Tính tương đối giữa lượng và chất:

Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào từng mối quan hệ xác định. Có những tính quy định, trong mối quan hệ này là chất, nhưng trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng.

Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất

- Sự thay đổi về lượng làm cho chất biến đổi theo, nhưng không phải bất cứ sự thay đổi

nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Chất chỉ thay đổi khi lượng tăng lên hay giảm đi tới một giới hạn nhất định.

+ Độ: là phạm trù dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.

+ Điểm nút: là giới hạn mà khi lượng thay đổi đến đó sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật.

+ Bước nhảy: là phạm trù chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó tạo ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hình thức cơ bản của bước nhảy Xét theo quy mô:

Xét theo nhịp điệu: Ví dụ:

Nước đá Nước lỏng Hơi

- Trạng thái nước đá, nước lỏng, hơi: chất - Nhiệt độ: lượng

- Sự thay đổi về chất dẫn tới sự thay đổi về lượng. Chất mới xuất hiện sẽ làm thay đổi kết, cấu quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

- Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những quá trình, những khuynh hướng vận

động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn.

CY: Cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn lôgíc (do sai lầm trong tư duy). - Tính chất của mâu thuẫn:

+ Tính khách quan và tính phổ biến + Tính đa dạng, phong phú:

Sự thống nhất của các mặt đối lập:

+ Sự quy định lẫn nhau, nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại.

+ "Sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm sự "đồng nhất" của các mặt đó. + Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau giữa chúng. Nhưng đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.

Quá trình đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa này diễn ra rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như những điều kiện cụ thể.

Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tương đối của sự vật.

+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.

Quy luật phủ định của phủ định

Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng

- Phủ định là sự thay thế sự vật, hiện tượng, quá trình này bằng sự vật, hiện tượng, quá trình thái khác trong quá trình vận động và phát triển.

- Phủ định biện chứng là sự phủ định, sự phát triển tự thân; là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời cái mới, tiến bộ hơn so với cái cũ.

Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng:

Tính khách quan: tự thân phủ định, do mâu thuẫn vốn có của sự vật

Tính kế thừa: kế thừa một cách có chọn lọc, "lọc bỏ", đồng thời phải cải tạo, phát triển

cho phù hợp với điều kiện mới. Phủ định của phủ định

Trong quá trình phát triển, một sự vật A nào đó tất yếu sẽ bị sự vật mới B thay thế. Và sự vật B này sớm muộn cũng bị thay thế bởi sự vật C mới hơn.

Sau hai lần phủ định, sự vật hoàn thành một chu kỳ phát triển; sự vật dường như quay trở về cái ban đầu, nhưng trên cơ sở cao hơn (đây là đặc điểm quan trọng nhất của phủ định biện chứng).

Ví dụ: Thực tiễn - Lý luận - Thực tiễn - Lý luận. - Sơ đồ cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính đề - phản đề - hợp đề (Hêghen)

Cái ban đầu - cái đối lập - trở về cái ban đầu (trên cơ sở cao hơn) Khẳng định - phủ định - phủ định (khẳng định trên cơ sở mới) lần 1 lần 2

* Trên thực tế, có những sự vật trải qua không phải 2 mà 3, 4, 5. lần phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển.

Ví dụ: trứng - tằm - nhộng - ngài - trứng (vòng đời của con tằm)

- Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng phát triển theo đường "xoáy ốc"của sự vật.

Đường "xoáy ốc" thể hiện tính biện chứng của sự phát triển: + Tính kế thừa

+ Tính lặp lại (nhưng không quay trở lại) + Tính tiến lên

+ Tính vô tận

* Khái quát nội dung cơ bản của quy luật:

Quy luật PĐCPĐ nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định, do đó, phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển;

nó duy trì nội dung tích cực của các giai đoạn trước, bổ sung thêm những yếu tố mới, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn làm cho sự phát triển đi theo đường "xoáy ốc".

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 40 - 43)