Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 75 - 76)

lãnh đạo

1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Tư tưởng nhân văn của Người được hình thành từ hoàn cảnh sống và chiến đấu của bản thân và cũng từ sự kế thừa một cách sáng tạo những truyền thống nhân văn của dân tộc và thời đại.

Chứng kiến tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc địa khác, Người đã đi đến kết luận rằng ở đâu chủ nghĩa thực dân cũng tàn ác, ở đâu các dân tộc thuộc địa cũng đau khổ.

Lòng yêu thương con người nô lệ mất nước Việt Nam đã mở rộng thành lòng yêu thương con người nô lệ mất nước trên toàn thế giới. khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam mở rộng thành khát vọng giải phóng các dân tộc thuộc địa.

2. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong cách mạng Việt Nam

a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động dân lao động

- Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc - Giải phóng dân tộc trước hết phải do chính các dân tộc thực hiện

- Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng mạng

Người viết “chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn là cả loài người".

Hồ Chí Minh chỉ dùng khái niệm “phẩm giá con người”, “giải phóng con người". Và trong bản bổ sung cho Di chúc, Người viết: "đầu tiên là công việc đối với con người". Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở ba nội dung sau đây:

Một là, sự cảm nhận, cảm thông hết sức sâu sắc mọi niềm đau nỗi khổ của con người nô lệ và con người cùng khổ.

Hai là, quyết tâm hy sinh chiến đấu để giải phóng con người và đem lại tự do hạnh phúc cho con người .

Ba là, tin tưởng tuyệt đối ở khả năng tự giải phóng của con người và không ngừng rèn luyện, phát huy khả năng ấy.

Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái,... Hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người.

Tấm lòng nhân ái bao la của Hồ Chí Minh được đặt trên một cơ sở khoa học. Người đã chỉ ra nguồn gốc của niềm đau, nỗi khổ của con người nô lệ - mất nước và của con người cùng khổ.

Người đã chỉ rõ con đường giải phóng của con người Việt Nam,

Suốt đời đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của mỗi người, lo trước thiên hạ vui sau thiên hạ. Hồ Chí Minh chăn lo tất cả, chỉ quên cho riêng mình.

Theo Người, mỗi cá nhân cũng như mỗi công đồng người đều có ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt mặt xấu, mặt được mặt chưa được, ... hết sức phong phú, như năm ngón tay dài ngắn khác nhau.

Người nâng niu trân trọng khuyến khích mặt tốt, mặt thiện trong con người lấy đó làm biện pháp giúp đỡ những người có thói hư, tật xấu.

Đối với Hồ Chí Minh con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách mạng.

Đối với Hồ Chí Minh con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách mạng.

Người đã chỉ ra rằng: ?đằng sau sự phục tùng tiêu cực người Đông Dương dấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến".

c. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện

Để phục vụ cho sự nghiệp giải phóng con người, Hồ Chí Minh phê phán cách nhìn nhận chỉ chú trọng đức mà coi nhẹ tài, hoặc chỉ chú trọng tài mà coi nhẹ đức. Về đào tạo con người, Người chú trọng sự thống nhất giữa trí, nhân, dũng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 75 - 76)