Quan niệm của triết học Mác-Lênin về con ngườ

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 73 - 75)

1. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người

“Phơ- bách hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con ngời. Nhưng bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” (C.Mác và ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.11).

a. Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội

Trong 2 mặt đó Mác coi trọng mặt xã hội trong việc hình thành bản chất con người.

- Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.

Không có con người trừu tượng, thoát ly hoàn cảnh lịch sử-xã hội. Con người luôn xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể và con người bị những điều kiện lịch sử xã hội đó chi phối.

Con ngời sống, hoạt động trong một xã hội, một thời đại, trong những điều kiện lịch sử

nhất định, cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức. Từ đó, con ngời mới hình thành và thực hiện đợc bản chất thật sự của mình.

- Bản thân hoạt động sản xuất của con người là hoạt động mang tính xã hội. làm cho con

người khác con vật.

Bản chất con người được hình thành và biến đổi cùng với quá trình biến đổi của xã hội Phơ- bách coi bản chất con người là cái vốn có, trừu tượng, tự nhiên, bất biến.

- Quan hệ giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội của con người

Có quan điểm cho rằng Mác đã phủ nhận mặt tự nhiên của con người, phủ nhận cái sinh vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người?

- Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi đời sống xã hội đồng thời cũng

biến đổi chính bản thân mình. Con người trong tính hiện thực của nó.

- Bản thân quan hệ sản xuất là quan hệ xã hội của con người trong sản xuất cũng hình

thành và biến đổi với sự biến đổi quan hệ giữa con người với tự nhiên. Điều đó có nghĩa là các quan hệ xã hội quy định bản chất con người không tách rời, cô lập với quan hệ giữa con người với tự nhiên.

- Phải xem xét các quan hệ xã hội cấu thành bản chất con ngời trong sự liên hệ "tổng hoà" của chúng.

Sự thống nhất cái chung toàn nhân loại với cái đặc thù giai cấp, dân tộc trong cái riêng của mỗi cá nhân con ngời.

b. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử (Học viên tự nghiên cứu)

2. Quan điểm triết học Mác - Lênin về giải phóng con người

Triết học mác-xít mang tính nhân văn thể hiện toàn bộ suy nghĩ và tình cảm của Mác trong cuộc đấu tranh cho hạnh phúc của nhân dân, cho sự giải phóng của cả nhân loại và của mỗi con người.

Theo Mác, nhiệm vụ chính của triết học, là góp phần thực hiện sự nghiệp giải phóng con người. khắc phục tình trạng tha hoá . Triết học Mác không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới.

"Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống"

Tính nhân văn của triết học Mác đã được thể hiện rõ ràng trong các phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhất là trong chủ nghĩa duy vật lịch sử như lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, lý luận về cách mạng xã hội ... Đó là điều mà những người phê phán triết học Mác đã không thấy

Chủ nghĩa nhân đạo được phát triển, đáp ứng yêu cầu giải phóng con người trong thời đại mới, gắn liền với các quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội và

bạo lực cách mạng ... với quan điểm nhân văn.

Triết học Mác xuất phát từ con người và nhằm mục đích cao nhất là giải phóng con người, nghiên cứu những vấn đề chung nhất về con người như bản chất của con người, thế giới quan, tư duy, đạo đức, tín ngưỡng, thẩm mỹ của con người, các quan hệ cá nhân và xã hội, quan hệ giai cấp, dân tộc và nhân loại, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử v.v.. mới thuộc lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học triết học.

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 73 - 75)