Khái quát về quan hệ giữa giai cấp với dân tộc và biểu hiện trong lịch sử

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 66 - 67)

- Định nghĩa:

b.Khái quát về quan hệ giữa giai cấp với dân tộc và biểu hiện trong lịch sử

Khi nào giai cấp thống trị không bảo tồn và phát triển đợc truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chủ quyền dân tộc thì giai cấp thống trị không thể tồn tại. Giai cấp thống trị chỉ tồn tại khi nào lợi ích của nó phù hợp với lợi ích của dân tộc. Khi lợi ích của nó đối lập với lợi ích của dân tộc, nó sẽ bị dân tộc loại bỏ.

Vai trò của việc giải quyết vấn đề giai cấp đối với vấn đề dân tộc.

- Mỗi dân tộc bao gồm nhiều giai cấp khác nhau, dân tộc chỉ hình thành khi xuất hiện các

giai cấp, mỗi dân tộc có một giai cấp đứng đầu đại diện, định hướng cho sự phát triển của dân tộc đó, đem lý tưởng, mục đích của giai cấp mình chuyển thành lý tưởng, mục đích

của cả dân tộc, định hướng sự phát triển của dân tộc theo hình mẫu của mình.

- Khi giai cấp thống trị dân tộc tiến bộ, lợi ích của nó phù hợp với lợi ích của dân tộc thì nó thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển. Khi lợi ích của nó ngược lại với lợi ích của dân tộc thì nó kĩm hãm sự phát triển của dân tộc.

- Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong phong trào giải phóng dân tộc. Giai cấp tồn tại trong lòng dân tộc, mang dấu ấn của dân tộc, đấu tranh giai cấp diễn ra trên địa bàn dân tộc.

Vai trò của nhân tố dân tộc đối với vấn đề giai cấp

- Dân tộc cung cấp nguồn lực vật chất và tinh thần (trình độ dân trí, lực lợng sản xuất, truyền thống văn hoá, tinh thần dân tộc) cho giai cấp, trên nền tảng đó tạo nên tính đặc thù của giai cấp.

- Dân tộc là nguồn sức mạnh của giai cấp. Một giai cấp chỉ có sức mạnh khi nó khai thác

đợc sức mạnh dân tộc, phát huy đợc sức mạnh truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hớng cả dân tộc vào mục tiêu mà nó đặt ra.

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 66 - 67)