Nội dung cơ bản của quá trình V.I.Leenin phát triển triết học Mác

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 26 - 29)

II. Những giai đoạn chủ yếu trong hình thành và phát triển triết học Mác-Lênin 1 Giai đoạn Mác-Ăngghen

b.Nội dung cơ bản của quá trình V.I.Leenin phát triển triết học Mác

- Giai đoạn 1893 - 1907

Những năm 80 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác đã được nhóm "giải phóng lao động" do Plêkhanốp đứng đầu truyền bá vào nước Nga.

Nhóm này đã dịch ra tiếng Nga những tác phẩm : Sự khốn cùng của triết học, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, .v.v.. Plêkhanốp đã chống lại phái dân tuý tự do chủ nghĩa, đặc biệt là các tác phẩm như: Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh chính trị, Những sự bất đồng giữa chúng ta, Bàn về sự phát triển của quan điểm nhất nguyên về lịch sử, Khái luận về lịch sử của chủ nghĩa duy vật. Nhóm "Giải phóng lao động" đã có những đóng góp nhất định trong cuộc đấu tranh chống phái dân tuý tự do chủ nghĩa và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga.

Plêkhanốp không đứng trên lập trường mác xít để xác định động lực của cuộc cách mạng dân chủ tư sản đang chín muồi ở nước Nga; không thấy được vai trò cách mạng của giai cấp công nhân; mơ hồ và cơ hội chủ nghĩa đối với vai trò của giai cấp tư sản thời đó. Giữa những năm 90 của thế kỷ XIX, người bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, lãnh đạo phong trào cách mạng Nga là V.I.Lênin.

Lênin đã viết các tác phẩm triết học như Những "người bạn dân" là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao ? (1894), Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân tuý và sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó (1894), Chúng ta từ bỏ di sản nào ? (1897), Làm gì ? (1902). ..v.v..

Trong tác phẩm Làm gì Lênin phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử ở thời kỳ này. Ông đã phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác về các hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản trước khi có chính quyền: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng. Đấu tranh kinh tế có vai trò quan trọng vì nó thu hút, lôi cuốn giai cấp công nhân vào cuộc đấu tranh cho lợi ích giai cấp. Nhưng đấu tranh chính trị mới là quyết định, vì mục đích của nó là tiến đến lật đổ giai cấp thống trị bóc lột, giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân.

Tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ được Lênin viết vào năm 1905 đã, đặt mình trong nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển những vấn đề quan

trọng của lý luận cách mạng trong thời đại mới - thời đại đế quốc chủ nghĩa như: vấn đề lực lượng cách mạng, vấn đề xác lập quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân và chính Đảng của nó trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản như là điều kiện tiên quyết để chuyển trực tiếp cuộc cách mạng đó sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản trong một nước riêng biệt .v.v..

Lênin phân tích cuộc khủng hoảng vật lý học làm sâu sắc thêm lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Cuối thế ký XIX đầu thế ký XX những phát minh lớn trong vật lý học hỏi thay đổi các kết luận cũ của vật lý về kết cấu vật chất. Sự phát minh ra điện tử và cấu tạo hạt nhân mở đầu "cuộc cách mạng mới trong khoa học tự nhiên", dẫn tới thay đổi những khái niệm vật lý cũ. một số nhà vật lý hoc đã rút ra những kết luận duy tâm và bất khả thi, chứng tỏ không hiểu biết về lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Lênin viết: "Vật lý học mới sở dĩ đi chệch sang phía chủ nghĩa duy tâm, chủ yếu là vì các nhà vật lý học không hiểu được phép biện chứng"[1]

Từ sự phát hiện của vật lý học, các nhà duy tâm đã rút ra kết luận sai lầm về vật chất "biến mất", "vật chất đã tiêu tan". Kết quả sự nghi ngờ của nhà vật lý học đã dẫn đến cuộc khủng hoảng.

- Giai đoạn từ sau 1907 đến Cách mạng tháng Mười Nga 1917

Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 - 1907, nước Nga bước vào thời kỳ thống trị của các lực lượng phản động.Trong triết học, một số ngả theo chủ nghĩa duy tâm, thần bí, xuất hiện trào lưu "tìm thần" và "tạo thần" trong giới trí thức.

Những người theo chủ nghĩa Makhơ ở Nga muốn làm sống lại triết học duy tâm của Béccơli và Hium.

Năm 1908 Lênin viết tác phẩm: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (xuất bản tháng 5-1909). khái quát về mặt triết học những thành tựu khoa học tự nhiên, phê phán toàn diện triết học duy tâm và chủ nghĩa xét lại trong triết học.

Lênin viết: "Thực chất của cuộc khủng hoảng của vật lý học hiện đại là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách quan ở bên

ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa

bất khả tri"[2].

Con đường thoát khoải cuộc khủng hoảng vật lý là phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự phân nhỏ của nguyên tử, sự biến đổi của mọi hình thức vật chất cũng như sự vận động của nó là điều khẳng định hùng hồn tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khẳng định mọi giới hạn trong tự nhiên đều chỉ là tương đối, có điều kiện, đều vận động, cũng giống như thế giới khách quan, tri thức của chúng ta về nó luôn luôn biến đổi, phát triển.

[1] Sđd, t.322.

[2] Sđd, t.318.

Trong thời kỳ 1905-1907 đến (1914-1918), V.I.Lênin viết nhiều tác phẩm bảo vệ và phát triển triết học Mác và chủ nghĩa Mác nói chung. Trong đó, đặc biệt làm nổi bật ý nghĩa to lớn cải tạo thế giới của triết học Mác. Đó là những tác phẩm:

Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác;

Số phận lịch sử của học thuyết Mác; Các Mác. Tư tưởng của chúng ngày nay còn giữ đầy đủ giá trị.

Sự phát triển phép biện chứng mác xít được Lênin trình bày trong tác phẩm Bút ký triết học (viết từ khoảng năm 1914 đến năm1916).

Trong Bút ký triết học là mẫu mực tuyệt vời về sự nghiên cứu các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật; nguyên tắc về sự thống nhất giữa phép biện chứng, lôgíc học và lý luận nhận thức, về nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy tâm, về tính mâu thuẫn của sự phản ánh trong trừu tượng khoa học .v.v... Đó là những cống hiến vô giá vào kho tàng triết học Mác.

Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Lênin tiếp tục phát triển sáng tạo phép biện chứng mác xít, áp dụng nó vào việc phân tích thời đại lịch sử mới.

Những vấn đề trên được Lênin trình bày chủ yếu trong các tác phẩm :

Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (viết năm 1916 xuất bản năm 1917)

Nhà nước và cách mạng (viết tháng Chín năm 1917, xuất bản tháng 5 năm 1918), Bàn về khẩu hiệu Liên bang Châu Âu (viết năm 1915). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (viết năm 1916) chứa đựng sự phân tích biện chứng sâu sắc thời đại mới, vạch ra những quy luật và khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền. kết luận đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, đối với hoạt động của Đảng cộng sản về khả năng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong một số nước, thậm chí trong một nước. Tác phẩm Nhà nước và cách mạng của Lênin (viết vào tháng chín năm 1917 xuất bản tháng 5. 1918) Người viết: "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được"

Còn về bản chất thì "... Nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác".

Sau 1917. Lênin đấu tranh chống phép siêu hình, chủ nghĩa chiết trung và thuyết nguỵ biện.

Trong các tác phẩm: Bệnh ấu trĩ "tả khuynh" trong phong trào cộng sản (viết năm 1920); Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Tơrốtxky và Bukhanrin (viết nbăm 1921);

Về chính sách kinh tế mới (viết năm 1921). Sự phát triển biện chứng mác xít được Lênin

gắn liền với việc nghiên cứu các vấn đề cách mạng, phong trào công nhân, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chiến lược, sách lược của Đảng cộng sản .v.v..

Như vậy, triết học Lênin không phải là "sự giải thích" triết học Mác. Trên thực tế, nó là sự khái quát kinh nghiệm và thực tiễn đấu tranh của nhân dân lao động toàn thế giới, là sự phát triển duy nhất đúng đắn và triệt để triết học Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản.

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 26 - 29)