Hai nguyên lý của PBCD

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 35 - 36)

I. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng và nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật

a.Hai nguyên lý của PBCD

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

+ Theo quan điểm siêu hình: các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia.

+ Theo quan điểm biện chứng: các sự vật, hiện tượng, các quá trình trong thế giới vật chất vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua l?i lẫn nhau. Mối liên hệ đó là phổ biến, hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, thể hiện tính thống nhất vật chất của thế giới.

+ Khái niệm mối liên hệ phổ biến chỉ sự quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Tính chất của mối liên hệ phổ biến: - Tính khách quan

- Tính phổ biến - mối liên hệ phổ biến - Tính đa dạng, phong phú:

Sự phân loại các mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến.

- Nguyên lý về sự phát triển:

Quan điểm BC và quan điểm SH về sự phát triển. Khái niệm phát triển

+ Quan điểm siêu hình: Hoặc phủ nhận sự phát triển họăc nếu thừa nhận thì cho rằng: Phát triển chỉ là sự tăng thêm về lượng, không có sự thay đổi về chất.

Phát triển như một quá trình tiến lên giản đơn, liên tục, không có những bước quanh co phức tạp, nhảy vọt.

Nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức con người. + Quan điểm biện chứng

Phát triển là tất yếu khách quan, là khuynh hướng chung của thế giới vật chất. Phát triển là sự thay đổi về chất từ những biến đổi về lượng.

Phát triển là quá trình quanh co, phức tạp, trong đó có thể có bước thụt lùi tương đối; sự phát triển diễn ra theo đường xoáy ốc.

Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong sự vật, là mâu thuẫn của sự vật + Tính chất của sự phát triển:

Tính khách quan (độc lập với ý thức con người) Tính phổ biến (tự nhiên, xã hội và tư duy)

Tính kế thừa (tất yếu, chọn lọc, phê phán, phát triển)

Tính đa dạng, phong phú (ở những thời điểm, không gian và điều kiện khác nhau thì nội dung, khuynh hướng và tốc độ phát triển thể hiện khác nhau)

Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động.

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 35 - 36)