Giải pháp khai thác tiềm năng và phát triển các ngành của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 102 - 104)

có trách nhiệm trong việc đào tạo nghề cho một số lượng nhất định người lao động của địa phương, phát triển mở rộng đạo tạo nghề ở khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm tại chỗ.

4.3.4. Giải pháp khai thác tiềm năng và phát triển các ngành của huyện Phù Ninh Phù Ninh

Nhằm thực hiện tốt phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Huyện, điều đầu tiên là cần phải tổ chức khai thác các tiềm năng trong nội bộ từng ngành:

- Ngành nông, lâm thủy sản

Xây dựng một nền nông nghiệp có năng lực sản xuất cao, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần tích cực vào việc nâng cao mức sống nông dân như: + Phát triển nhanh mô hình trồng cây ăn quả có lợi thế so sánh như: bưởi diễn, hồng không hạt. Hình thành các vùng nguyên liệu giấy tập trung ở các xã: Trạm Thản, Liên Hoa, Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Tiên Phú, Trung Giáp gắn liền với công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Biện pháp chủ yếu là khuyến khích kinh tế hộ gia đình, khuyến khích nông dân làm giàu, mở rộng liên doanh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trồng và chế biến chè, ứng dụng nhanh các tiến bộ mới về công nghệ sinh học.

- Ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp bao gồm các khu công nghiệp sản xuất giấy đã hình thành, chủ yếu được mở rộng về quy mô sản xuất, các khu công nghiệp mới đã hình thành và đưa vào hoạt động đóng trên địa bàn tỉnh đây là lợi thế để Phù Ninh khai thác và mở rộng các cơ sở tư nhân phát triển sản xuất các sản phẩm sau giấy, sản xuất chè...

Tổ chức các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề:

Khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống làng nghề nón lá (Gia Thanh) và các làng nghề mới khai thác nguyên liệu lâm nghiệp như nghề mây tre đan, nghề chế biến gỗ, các nghề chế biến nông sản.

- Ngành thương mại, dịch vụ

+ Xây dựng các trung tâm thương mại ở huyện, xã và thị trấn, củng cố hợp tác xã mua bán và mở rộng mạng lưới đại lý đến các xã để tạo mọi điều kiện mua bán thuận lợi cho người dân ở các xã vùng xa khi phải đợi đến ngày họp chợ phiên hàng tháng.

Xây dựng quỹ dự trữ hàng hoá thoả đáng để bình ổn giá cả thị trường một số mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng.

+ Gắn các hoạt động dịch vụ của Huyện với các hoạt động của các huyện khác và của tỉnh Phú Thọ, trước hết là quần thể du lịch Đền Hùng thành hệ thống, nhằm phát huy tối đa các tiềm năng dịch vụ của huyện, nhất là dịch vụ thương mại và du lịch. Phấn đấu tăng nhanh tốc độ phát triển các ngành dịch vụ và mở rộng hệ thống các ngành dịch vụ sản xuất và đời sống cho dân cư trong huyện Phù Ninh.

Dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, nhà hàng; dịch vụ bưu chính - viễn thông, dịch vụ y tế, dịch vụ văn hoá cũng cần được khuyến khích phát triển.

+ Ngành ngân hàng cần mở thêm các chi nhánh, các điểm giao dịch mới ở các xã và khu dân cư. Cần có sự đầu tư hiện đại hoá hệ thống ngân hàng hiện

có để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập với hệ thống ngân hàng thế giới. Cần đẩy mạnh các hình thức huy động vốn như vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm, mua kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc nhà nước, xây dựng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Mở rộng các loại dịch vụ bảo hiểm trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống tạo sức phát triển mới của dịch vụ trên địa bàn Huyện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 102 - 104)