Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 83 - 89)

0 50 100 150 200 250 300 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Tỷ đồng

Tính trên địa bàn huyện Theo huyện quản lý

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phù Ninh

Biểu đồ 3.11: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn 2001 – 2010

Trong cơ cấu kinh tế của Phù Ninh, ngành dịch vụ chiếm vị trí thứ 3 sau các công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và ngành nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, sự phát triển của các ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư trong Huyện. Năm 2001, giá trị sản xuất của ngành dịch vụ chiếm 14,12% giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện. Đến năm 2010 tỷ trọng này ở mức 18,75%

Về số cơ sở và lao động kinh doanh dịch vụ: Lực lượng tham gia hoạt động chủ yếu các ngành dịch vụ trên địa bàn Huyện là các cơ sở ngoài nhà nước, trong đó các hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng lớn và có mức tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Năm 2001, toàn Huyện có 2.663 cơ sở kinh doanh dịch vụ, có trên 2.000 cơ sở kinh doanh cá thể. Năm 2010, tổng số các cơ sở kinh doanh dịch vụ tăng lên đến 3.094 cơ sở, thì số cơ sở cá thể chiếm trên 80% (trên 2.500 cơ sở). Tuy nhiên, quy mô các cơ sở kinh doanh cá thể và tư nhân về dịch vụ còn rất nhỏ (bình quân 1,5 lao động/cơ sở). Vì vậy, sự tăng của các cơ sở dịch vụ chưa tạo nên sự thay đổi về tỷ trọng của dịch vụ so với các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, mặc dù về giá trị tuyệt đối của dịch vụ tăng khá cao.

Dịch vụ là nhóm ngành có tiềm năng phát triển nên có tốc độ tăng trưởng khá cao. Mức bình quân xét trên địa bàn trong giai đoạn 2001-2010 là 11,64%/năm và giai đoạn 2006-2010 là 14,18%. Tính theo Huyện quản lý tương ứng là: 14,42% và 14,65%.

Trong các ngành dịch vụ, thương mại là ngành có quy mô khá lớn và có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2001, giá trị sản xuất thương mại đạt 27,992 tỷ tính trên địa bàn và 18,123 tỷ đồng tính theo huyện quản lý, năm 2010 đã đạt với các mức tương ứng là 65,74 và 54,606 tỷ đồng.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 %giá trị sản xuất Năm Thương mại 25.54 25.56 25.57 25.58 25.54 25.54 23.37 23.57 25.31 24.85 Du lịch và dịch vụ khác 74.46 74.44 74.43 74.42 74.46 74.46 76.63 76.43 74.69 75.15 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.12: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn 2001 – 2010

Xét về cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ do huyện quản lý ổn định 25,54% từ năm 2003 - 2008 và tăng nhẹ 25,82% năm 2009 và 26,21% năm 2010. Về Du lịch và dịch vụ khác tăng, giảm không ổn định. Tuy nhiên, lượng tăng, giảm không nhiều cụ thể: Giảm 0,28% năm 2009 và tăng 0,28% 2010.

0 20 40 60 80 %giá trị sản xuất Năm Thương mại 25.53 25.53 25.54 25.54 25.54 25.54 25.54 25.54 25.82 26.21 Du lịch và dịch vụ khác 74.47 74.47 74.46 74.46 74.46 74.46 74.46 74.46 74.18 74.46 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.13: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành dịch vụ do huyện Phù Ninh quản lý giai đoạn 2001 - 2010

Sự chênh lệch giá trị sản xuất ngành thương mại trên địa bàn và do huyện quản lý không lớn, chứng tỏ hoạt động thương mại chủ yếu do các cơ sở thuộc huyện quản lý (hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp dân doanh).

Trong thương mại, hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào cho các ngành sản xuất được triển khai khá tốt nên đã góp vai trò quan trọng vào sự tăng trưởng của các ngành nông, lâm, thủy sản và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. Hoạt động thương mại cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho dân cư được tổ chức xuống tận thôn, xã của huyện Phù Ninh qua các chợ nông thôn và các hộ kinh doanh thương mại.

Các ngành dịch vụ khác, chủ yếu là dịch vụ nhà nghỉ, nhà hàng và dịch vụ đời sống khác phát triển khá đa dạng và có mức tăng trưởng khá. Năm 2001, giá trị sản xuất nhóm ngành này đạt 81,697 tỷ đồng xét chung trên địa bàn. Trong đó, các cơ sở do huyện quản lý là 52,834 tỷ đồng, đến 2010 đã các

chỉ tiêu tương ứng là 151,988 tỷ đồng và 115,609 tỷ đồng. Khác với thương mại, dịch vụ du lịch có sự chênh lệch lớn giữa giá trị sản xuất trên địa bàn và do huyện quản lý. Điều này cho thấy sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp do tỉnh và trung ương quản lý, trước hết là các cơ sở dịch vụ thuộc Tổng công ty giấy Bãi Bằng. Cụ thể:

+ Về dịch vụ du lịch và phục vụ du lịch: Trong nhóm ngành dịch vụ, phục vụ du lịch không phải là ngành Phù Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng dịch vụ nhà nghỉ, nhà hàng là ngành có những tiềm năng phát triển, vì quốc lộ 2 và dòng sông Lô chạy dọc theo chiều dài Huyện. Đặc biệt Phù Ninh nằm kề bên di tích Đền Hùng, liền kề Thành phố Việt Trì nên có sức thu hút du khách nghỉ và sinh hoạt trên địa bàn Huyện. Công ty giấy Bãi Bằng là cơ sở công nghiệp nhưng những hoạt động tiêu thụ đã thu hút lượng khách đến giao dịch tạo nguồn cho các hoạt động này. Bản thân Công ty đã xây dựng nhà nghỉ cao cấp tham gia các hoạt động dịch vụ với doanh thu khá lớn và quy mô ngày càng mở rộng.

+ Về dịch vụ vận tải: Vận tải của huyện Phù Ninh chủ yếu là vận tải bộ và vận tải thủy. Vận tải đường sắt không tạo nguồn thu cho Huyện, vì không có ga đường sắt trên địa bàn. Vận tải bộ bao gồm cả vận tải hàng hóa và vận tải hành khách. Vận tải thủy chủ yếu là vận tải hàng hóa, trước hết là vận tải vật liệu xây dựng khai thác và sản xuất trên địa bàn. Doanh thu vận tải tính đến năm 2010 đạt 14,973 tỷ đồng.

+ Dịch vụ Bưu chính viễn thông: Dịch vụ bưu chính viễn thông có bước phát triển mang tính đột phá, với nhiều loại hình dịch vụ phong phú, nhất là khu vực thị trấn Phong Châu và các xã vùng dưới. Doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông năm 2010 đạt 16,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, phạm vi phục vụ chưa rộng, thông tin liên lạc tới một số xã còn gặp khó khăn, chưa có dịch vụ

Internet băng thông rộng, ảnh hưởng tới việc tiếp cận thông tin và giao lưu kinh tế, văn hoá.

+ Dịch vụ tín dụng ngân hàng: Dịch vụ tài chính ngân hàng có bước phát triển khá. Tổng huy động vốn tín dụng trên địa bàn Huyện đạt 567 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huy động đạt 270 tỷ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 87 tỷ, Ngân hàng Công thương 60 tỷ, Ngân hàng Chính sách xã hội được cấp 83,1 tỷ đồng; quỹ tín dụng nhân dân xã Phú Lộc 14 tỷ, xã An Đạo 7,9 tỷ… Tổng dư Nợ của các tổ chức tín dụng đạt 633,9 tỷ, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dư Nợ 273 tỷ đồng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 132 tỷ…

+ Các hoạt động dịch vụ khác: Các dịch vụ văn hóa, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, khoa học công nghệ bước đầu đã phát triển và đáp ứng một phần nhu cầu đời sống dân cư, nhất là ở khu vực phát triển thuộc thị trấn và các xã phía Nam huyện.

- Cơ sở vật chất, mạng lưới các ngành dịch vụ

Trên địa bàn huyện Phù Ninh có Khách sạn Bãi bằng, một số nhà nghỉ và một số nhà hàng phục vụ ăn uống cho nhu cầu trong huyện và khách du lịch, khách vãng lai. Các cơ sở dịch vụ chủ yếu tập trung ở khu vực thị trấn Phong Châu và các xã phía Nam huyện như: Phù Ninh, Tử Đà, An Đạo,…

Về cơ sở thương mại: Trên địa bàn Phù Ninh có một số chợ nông thôn, nhưng ở dạng các chợ tạm. Chợ thị trấn Phong Châu hiện nay đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động rất có hiệu quả. Trên địa bàn huyện dọc theo quốc lộ 2 và khu vực Công ty giấy Bãi Bằng, thị trấn Phong Châu có các cửa hàng của các hộ kinh doanh thương mại. Đây là những cơ sở chủ yếu kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn.

Nhìn chung: Dịch vụ là nhóm ngành có tiềm năng và lợi thế phát triển ở Phù Ninh. Những năm qua, kinh tế dịch vụ đã có bước phát triển khá, từng

bước khai thác tiềm năng của Huyện. Sự phát triển của các ngành dịch vụ tuy đã tạo thu nhập cho các tầng lớp dân cư trong Huyện, vừa tạo những điều kiện cho các ngành phát triển, đặc biệt từng bước tạo sự gắn kết và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Dịch vụ thương mại khá phát triển, chất lượng các hoạt động dịch vụ từng bước được nâng cao. Một số nhà nghỉ, nhà hàng qui mô nhỏ hiện đang được xây dựng. Các hoạt động dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, kích thích sản xuất phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 83 - 89)