Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 123)

- Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu

Phù Ninh là huyện có vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị trong phạm vi tỉnh Phú Thọ và cả nước. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện Phù Ninh đã có những chuyển biến đáng kể. Cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ chuyển sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đặc biệt cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp trên địa bàn đã khẳng định thế mạnh của kinh tế công nghiệp trong phát triển kinh tế của Huyện. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, huyện Phù Ninh cũng gặp một số khó khăn như:

Thứ nhất: Phù Ninh là huyện nghèo về tài nguyên quý, kể cả về tài

nguyên khoáng sản và tài nguyên động thực vật nên khó tạo bước chuyển đột biến về nội lực trong phát triển kinh tế xã hội, nhất là nông, lâm, thủy sản và công nghiệp.

Thứ hai: Quỹ đất tuy khá dồi dào cho phát triển các ngành phi nông

nghiệp và xây dựng hạ tầng nhưng địa hình không bằng phẳng, do xen kẽ giữa đồng bằng và đồi núi thấp nên gây những khó khăn nhất định cho hình thành các khu công nghiệp lớn, xây dựng hạ tầng công nghiệp và dịch vụ.

Thứ ba: Quá trình phát triển công nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường

không kiểm soát tốt sẽ ngày càng gia tăng ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, nhất là thu hút đầu tư trên địa bàn Huyện.

Thứ tư: Sức cạnh tranh trong thu hút phát triển kinh tế ngày càng tăng

giữa các huyện trong tỉnh Phú Thọ đòi hỏi huyện Phù Ninh phải có chính sách và cơ chế thu hút đầu tư phù hợp.

Xuất phát từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện và những khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu huyện mà tác giả đã lựa chọn địa bàn huyện Phù Ninh để nghiên cứu và đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập

nhật từ các niên giám thống kê (Tổng cục Thống kê), Niên giám thống kê Phú Thọ và các tài liệu ở các sở ban ngành như: Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, phòng kinh tế, phòng thống kê.. các báo cáo khoa học của Viện nghiên cứu k inh tế trung ư ơ n g, báo cáo tổng kết, sách, báo chuyên ngành, truy cập internet. Tài liệu thu được sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm chỉ tiêu lao động, vốn đầu tư, giá trị sản xuất...phù hợp với nội dung

nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ba ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.

- Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel, từ các số liệu thu thập được như lao động, vốn đầu tư, giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, luận văn tiến hành phân tích, tổng hợp, chọn lọc các yếu tố cần thiết như lao động, vốn đầu tư, GTSX để tính toán cơ cấu, tỷ trọng các ngành và nội bộ từng ngành.

- Phương pháp phân tích

+ Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế của huyện Phù Ninh trong giai đoạn 2001 – 2010. Phương pháp này áp dụng trong phân tích về giá trị sản xuất ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ

Phương pháp phân tích thống kê sử dụng trong việc tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó phân tích tìm ra bản chất của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Phù Ninh.

+ Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh chỉ tiêu qua các năm từ 2001 – 2010, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp

Trên cơ sở các số liệu thu thập từ các nguồn niên giám thống kê (Tổng cục Thống kê), Niên giám thống kê Phú Thọ và các tài liệu ở các sở ban ngành như: Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú

Thọ, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, phòng kinh tế, phòng thống kê.. các báo cáo khoa học của Viện nghiên cứu k inh tế trung ư ơ ng, báo cáo tổng kết, sách, báo chuyên ngành, truy cập internet, luận văn tổng hợp lại thành các cụm vấn đề và xác định các phương diện vấn đề cần phải xem xét phân tích. Qua phân tích các dữ liệu tổng hợp đó luận văn mới có thể đưa ra được đánh giá về thực trạng và đưa ra các giải pháp để đấy mạnh chuyển dịch cơ cấu huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

- Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh

Phương pháp này chủ yếu là sử dụng bảng biểu, hình vẽ, đường nét, mầu sắc và con số để từ đó trình bầy và phân tích các đặc trưng số lượng hiện tượng. Phương pháp này giúp cho người đọc nhanh chóng, dễ dàng, không mất nhiều thời gian mà vẫn thấy được vấn đề chủ yếu thông qua bảng biểu, đồ thị, hình ảnh.

Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để thể hiện mô tả hiện trạng và kết quả nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu của các ngành và trong từng nội bộ của từng ngành Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ. Bằng phương pháp này ta có thể nhìn thấy được xu hướng chuyển dịch từng ngành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 123)