Điều kiện tự nhiên huyện Phù Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 46 - 49)

* Vị trí địa lý

Phù Ninh là huyện được tái lập năm 1999 trên cơ sở chia tách huyện Phong Châu thành 2 huyện: Phù Ninh và Lâm Thao.

Về hành chính, Phù Ninh có 19 đơn vị hành chính (18 xã và và 1 thị trấn). Về không gian địa lý, Phù Ninh nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm Thành phố Việt Trì 15 km, cách thị xã Phú Thọ 12 km.

Phù Ninh có diện tích tự nhiên 156,48 km2 nằm trên tọa độ từ 22019’ đến 22024’ vĩ độ Bắc, 10409’ đến 104028’ kinh độ Đông. Phía Bắc của Huyện giáp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông giáp huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Tây huyện giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ. Phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì. Với vị trí địa lý trên, Phù Ninh có những điều kiện địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng khai thác các tiềm năng lợi thế so sánh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Về vị trí địa kinh tế: Huyện Phù Ninh có vị trí địa kinh tế đặc thù, điều kiện khí hậu thuận lợi. Nằm trong huyện Phong Châu trước khi chia tách, Phù Ninh có vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh đối với tỉnh Phú Thọ và khu vực phía Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Là cầu nối giữa Phú Thọ với Hà Giang và Yên Bái, giữ chức năng trung chuyển và giao lưu hàng hóa giữa các địa phương tạo

điều kiện cho các huyện khai thác các tiềm năng, lợi thế, nhất là các lợi thế về nông nghiệp và lâm nghiệp.

Sau khi chia tách, trong điều kiện mới huyện Phù Ninh có vai trò, vị trí khá quan trọng đối với tỉnh Phú Thọ và huyện Lâm Thao trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Về kinh tế, sự chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giữa 2 huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao trong những năm qua đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của 2 huyện.

Hiện tại, huyện Phù Ninh là một trong các cầu nối giữa các tỉnh Trung du miền núi như Yên Bái, Tuyên Quang với Lâm Thao... Sự phát triển của hệ thống hạ tầng trên địa bàn Phù Ninh tạo sự gắn kết giữa hệ thống hạ tầng của Lâm Thao với hệ thống hạ tầng chung của Tỉnh. Sự phát triển của kinh tế trước hết là nông lâm nghiệp và du lịch tạo thành vành đai xanh, cho cả 2 huyện. Sự cộng hưởng trong phát triển kinh tế xã hội sẽ được thể hiện rất rõ.

* Khí hậu, thuỷ văn và sông ngòi

Phù Ninh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm trong khoảng 23,30C, nhiệt độ trung bình tối cao ở mức 28,40C, nhiệt độ trung bình tối thấp là 16,10C và có nhiều ngày xuống dưới 150C, có năm xuống dưới 100C và có sương muối, giá rét xảy ra ở tần suất thấp. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 mm - 1.700 mm. Độ ẩm không khí trung bình ở mức 85%. Ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng ảnh hưởng của chế độ mưa sau bão gây úng ở các vùng đất trũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư.

Như vậy, Phù Ninh là Huyện có các điều kiện thời tiết khí hậu có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là phát triển nông, lâm nghiệp.

Phù Ninh có Sông Lô chạy dọc theo chiều dài Huyện từ Bắc xuống Nam; là ranh giới giữa Phù Ninh với 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang thuận lợi

cho giao thông đường thủy, nguồn cát, sỏi thuận lợi cho phát triển vật liệu xây dựng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống các sông ngòi nhỏ nằm giữa các khe của các đồi núi thấp tạo nguồn nước thuận lợi tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

*Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Phù Ninh là 15.648,01 ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp, thủy sản có 11.356,91 ha, chiếm 72,58%; đất phi nông nghiệp có 3.738,93 ha, chiếm 23,89%; đất chưa sử dụng còn 552,17 ha, chiếm 3,53%. Phần lớn đất của Phù Ninh nằm trên địa hình đồi núi thấp, xen lẫn thung lũng nhỏ độ dốc thoải từ 50-150, thềm địa chất ổn định, đất chủ yếu là đất mùn trên đá sỏi, đất sét pha cát lẫn sỏi ở vùng dốc tụ và đất phù sa.

Tiềm năng đất đai của Phù Ninh là rất lớn, với diện tích đất chủ yếu phù hợp cho phát triển nông lâm nghiệp, đất có tầng canh tác trung bình, chất lượng đất khá tốt. Quỹ đất hiện có của Phù Ninh cũng khá thuận lợi cho việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trước hết là chế biến nông, lâm và phát triển khu đô thị trung tâm huyện, các trung tâm cụm xã, trung tâm xã. Tuy nhiên, do địa hình không bằng phẳng, nằm xen lẫn với đồi núi thấp nên Phù Ninh không có mặt bằng rộng thuận tiện để xây dựng các khu công nghiệp lớn, tập trung.

* Khoáng sản, tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật

Trên địa bàn huyện Phù Ninh không có tài nguyên khoáng sản quý. Tài nguyên chủ yếu là cát và sỏi ở sông Lô hiện đã và đang được khai thác làm vật liệu xây dựng ở các xã vùng ven sông như Tử Đà, An Đạo, Hạ Giáp, Bình Bộ, Trị Quận; mỏ đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng ở xã Trị Quận; mỏ đất sét sản xuất vật liệu xây dựng (gạch) ở An Đạo, Tiên Du....

Phù Ninh có dòng sông Lô chạy dọc theo chiều dài Huyện. Tuy nhiên, Phù Ninh là huyện không có hệ thống sông, ngòi phong phú. Sông Lô có nguồn nước dồi dào, nhưng khá hung dữ về mùa mưa và ngày càng ô nhiễm, nhất là về mùa khô khi lượng nước suy giảm. Sông suối trên địa bàn huyện Phù Ninh có nguồn nước dồi dào về mùa mưa và khô kiệt về mùa khô.

Tài nguyên rừng: diện tích rừng của Phù Ninh có 3.270 ha, trong đó rừng tự nhiên chỉ có 25,9 ha, chiếm tỷ trọng chưa tới 1%; rừng trồng có 3.244,94 ha (rừng sản xuất). Hầu hết rừng của Phù Ninh trồng bạch đàn, mỡ, keo... làm nguyên liệu giấy, cung cấp cho Công ty giấy Bãi Bằng và chế biến làm sản...

Nhìn chung, Phù Ninh không có các loại sản vật đặc sản quý hiếm nhưng có giống Hồng Gia Thanh không hạt nổi tiếng về độ thuần khiết và độ thơm ngon, về sự hấp dẫn của hình dáng, màu sắc được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống hồng không hạt đã và đang được khôi phục và mở rộng ở một số xã tạo nguồn nhu nhập khá cao cho nông dân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)