Đặc điểm về kinh tế xã hội huyện Phù Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 57)

- Nguồn nhân lực

Huyện có 19 đơn vị hành chính, nơi tập trung dân cư đông nhất là Thị trấn Phong Châu 14.297 người với mật độ dân số 1.531 người/km2. Mật độ dân số phân bố không đều giữa các vùng trong huyện. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 606 người/km2, tập trung ở các huyện lị ven sông và ven Quốc lộ. Các xã vùng sâu, vùng xa mật độ còn thưa thớt. Xã thấp nhất là Trung Giáp 313 người/km2 và xã cao nhất là Thị trấn Phong Châu 1.531 người/km2.

Đến năm 2010 dân số huyện Phù Ninh là 94.904 người, mật độ dân số trung bình 599 người/km, dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng nhỏ. So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Phú Thọ, Phù Ninh là huyện có mật độ dân số thuộc loại trung bình. Tuy nhiên, mật độ dân số không đều giữa các xã

trong huyện, tập trung cao ở thị trấn Phong Châu và các xã Vĩnh Phú, An Đạo, Bình Bộ, Tiên Du, Tử Đà.

Về trình độ chuyên môn: Theo số liệu lao động từ 18-35 tuổi năm 2010 chưa có việc làm đã qua đào tạo, chiếm 36,45%. Số lao động quản lý cũng có chất lượng khá cao. Lao động quản lý có 2 thạc sỹ, 68/83 có trình độ đại học, cao đẳng, 29 người có trình độ lý luận cao cấp, 68 người có trình độ tiếng Anh A, 71 người có trình độ tin học A. Đối với cán bộ cấp xã, trong số 185 người đã có 50 người (chiếm 27,02%) có trình độ đại học, cao đẳng, 100 người có trình độ trung cấp, 34 người chưa qua đào tạo. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, chất lượng nguồn lao động vẫn còn thấp.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Nguồn: Tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế tại huyện Phù Ninh giai đoạn 2001 - 2010

Theo biểu đồ cơ cấu lao động ta thấy: Phân bổ lao động vẫn tập trung vào nhóm ngành nông, lâm, thủy sản với hơn 66% có xu hướng giảm theo từng năm cụ thể năm 2001: 73,86% và giảm xuống còn 66,16% vào năm

2010. Tuy nhiên, mức giảm cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ văn hóa, tay nghề của lao động chưa cao mặc dù so với huyện miền núi Phù Ninh có chất lượng lao động vào loại khá nhưng so với mặt bằng chung thì ở mức độ trung bình. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng đều qua các năm do sự mở rộng công nghiệp của trung ương, tỉnh và huyện quản lý cụ thể: Tổng công ty giấy Việt Nam mở rộng giai đoạn II giải quyết việc làm cho gần 3.000 lao động, khu công nghiệp Đồng Lạng đã xây dựng và hoàn thành đưa vào hoạt động năm 2000 giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động. Ngoài ra, 3.094 cơ sở hoạt động kinh doanh do huyện quản lý cũng giải quyết được 4.642 lao động (tính thời điểm năm 2010).

* Kết cấu hạ tầng

Hệ thống giao thông

- Thực trạng giao thông đường bộ

Về quốc lộ, huyện Phù Ninh có Quốc lộ số 2 chạy dọc huyện từ Bắc xuống Nam dài 18 km, đường cấp III miền núi mới được nâng cấp, chất lượng tốt, tạo điều kiện tốt cho giao lưu hàng hóa và phát triển các hoạt động dịch vụ và thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp.

Về tỉnh lộ, có 61,5 km chạy qua, trong đó có 51,5 km mặt đường đá dăm láng nhựa chất lượng khá tốt; còn lại 10 km đường cấp phối chất lượng trung bình, bao gồm các tuyến sau:

+ Đường tỉnh 323C (tỉnh lộ 307 cũ): từ phà Then đến Ngã ba Then, dài 10 km, có 9 km đường cấp IV miền núi, và 1 km chưa vào cấp. Đường tỉnh lộ 323 C đi qua 2 xã Tử Đà, Phù Ninh.

+ Đường tỉnh 323D (tỉnh lộ 326 cũ) dài 10 km, đường cấp IV miền núi, mặt đường đá dăm láng nhựa, đi qua các xã Phú Mỹ, Trung Giáp, Trị Quận, Bảo Thanh, Phú Lộc.

+ Đường tỉnh 323 (gồm đường tỉnh 326 và 321 cũ) chạy từ tiếp giáp xã Vĩnh Phú với Thành phố Việt Trì đến Cầu Dượm xã Phú Mỹ dài 32 km tất cả đạt cấp IV miền núi. Tỉnh lộ 323 đi chung tuyến đề Sông Lô chạy qua các xã Vĩnh Phú, Tử Đà, Bình Bộ An Đạo, Tiên Du, Hạ Giáp, Trị Quận, Phú Mỹ.

+ Đường tỉnh 323 E, dài 8 km, có 1,5 km đường cấp IV miền núi, còn lại 6,5 km đường đất tự nhiên chưa vào cấp. Đường tỉnh 323 E chạy qua các xã Lệ Mỹ, Liên Hoa, Trạm Thản.

+ Đường tỉnh lộ 325 B (tỉnh lộ 310 cũ), chạy từ Cống Tám tiếp giáp xã Tiên Kiên (Lâm Thao) đến ngã ba Phù Lỗ, chiều dài 1,5 km, đường cấp IV miền núi mặt đường bê tông nhựa.

Hệ thống đường tỉnh chia huyện Phù Ninh thành 7 khu vực tương đối bằng nhau. Mỗi tiểu vùng kinh tế có ít nhất 2 tuyến tỉnh lộ hoặc tỉnh lộ và quốc lộ chạy qua địa bàn.

- Đường huyện: Toàn huyện Phù Ninh có 54,8 km đường cấp huyện chạy qua, bao gồm các tuyến:

+ Huyện lộ P1, Trung Giáp - Trị Quận: Tuyến đường dài 5,9 km đi qua xã Trung Giáp, nối cụm xã Phú Mỹ, Trị Quận qua tỉnh lộ 3123 D ra Quốc lô 2 tới thị trấn Phú Hộ, thị xã Phú Thọ. Hiện tại, đường đảm bảo tiêu chuẩn cấp VI miền núi, có 1,7 km mặt đường láng nhựa, 4,2 km mặt đường cấp phối đồi. + Huyện lộ P2 Trị quận - Hạ Giáp - Gia Thanh - Phú Lộc: Tuyến đường đi qua 4 xã, chiều dài 11,7 km, đạt đường cấp V miền núi, trong đó 3 km mặt đường đá dăn láng nhựa, 8,7 km nền đất đang được đầu tư xây dựng.

+ Huyện lộ P3: Phú Lộc - Trung Giáp - Tiên Phú: Tuyến đường đi qua 3 xã, chiều dài 16 km, hiện trạng là đường đất cơ bản đạt cấp VI miền núi.

- Đường xã: Toàn huyện Phù Ninh có 136,65 km đường đất tự nhiên, chưa vào cấp là các tuyến đường liên xã.

+ Đường liên thôn có 415,3 km.

+ Đường ra đồng, lên đồi có 250,54 km đường chưa vào cấp, loại mặt đường đất cấp phối.

+ Đường đô thị có 14,5 km, trong đó có 3,5 km mặt đường bê tông xi măng, 11 km mặt đường láng nhựa.

Ngoài ra, huyện Phù Ninh còn có 4,5 km đường chuyên dùng cấp VI láng nhựa của Công ty giấy bãi bằng, phân bố ở thị trấn Phong Châu và xã Tiên Du.

- Thực trạng hệ thống giao thông đường thủy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Phù Ninh có sông Lô chạy qua từ xã Vĩnh Phú đến xã Phú Mỹ dài 32 km. Đây là tuyến vận tải thủy nội địa, chạy song song với tuyến đường bộ, tỉnh lộ 323, do Cục Đường sông quản lý. Hiện trên địa bàn Huyện có 1 cảng sông chuyên dùng của Công ty giấy Bãi Bằng, công suất 350.000 tấn/năm. Dọc tuyến sông Lô có bến bãi bốc xếp hàng hóa thuộc xã An Đạo, Tiên Du, Trị Quận, Hạ Giáp, Phú Mỹ hoạt động, hàng hóa chủ yếu là cát sỏi, đá vôi, vôi cục, nguyên liệu giấy. Có 1 bến Phà Then và 5 bến đò ngang do sở Giao Thông vận tải Vĩnh Phúc quản lý.

Nói chung hệ thống giao thông của huyện Phù Ninh phân bố đều nhưng chất lượng thấp, thiếu các đường ngang so với yêu cầu nhất là sự phát triển kinh tế xã hội vào những năm tới thì chưa đáp ứng. vấn đề quản lý còn những bất cập cần tập trung đầu tư.

- Thực trạng hệ thống điện

Điện lưới quốc gia: Hiện nay 100% xã, thị trấn của huyện Phù Ninh đã có điện lưới quốc gia. Trên địa bàn huyện có hệ thống đường dây trung thế dài 276,5 km và có 135 trạm biến áp, với tổng công suất là 50.245 KVA. Số hộ sử dụng điện 97,55%; số hộ chưa có điện sinh hoạt chiếm 2,45%, phần lớn là những hộ khó khăn về kinh tế, những hộ ở xa trung tâm.

Nhìn chung, hệ thống điện của Phù Ninh đảm bảo khá tốt cho nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, việc cấp điện không đều do chế độ cấp điện chung của hệ thống điện lưới quốc gia. Ở một số xã hệ thống điện cung cấp điện, nhất là hệ thống cột, dây dẫn chưa đảm bảo an toàn. Một số trạm biến áp ở những vùng tập trung (thị trấn Phong Châu, khu công nghiệp) cần nâng cấp phục vụ nhu cầu tăng nnhanh trong những năm tới.

- Thực trạng hệ thống cấp thoát nước

Về cấp nước, toàn huyện Phù Ninh có hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phục vụ cung cấp nước cho khoảng gần 7.000 hộ và các công trình cấp nước tự làm phục vụ cho các hộ dân ở các xã vùng trên và hỗ trợ cấp nước cho các hộ ở phân tán. Hầu hết các cấp nước tập trung được xây dựng do triển khai đề án xây dựng cơ sở hạ tầng (2006-2010). Ngoài các công trình cấp nước trên, đa phần dân cư trong huyện vẫn sử dụng nguồn nước cấp tự nhiên: Nước suối, nước giếng và nước mưa.

Về thoát nước, chỉ có khu vực thị trấn Phong Châu (chủ yếu của Tổng công ty giấy Bãi Bằng) và khu vực khu công nghiệp Đồng Lạng là đã xây dựng hệ thống thoát nước thải. Tuy nhiên, hệ thống nước thải của Tổng công ty giấy Bãi Bằng dẫn ngầm sang tận sông Thao, vì vậy việc mở rộng phạm vi hoạt động không khai thác được phải xây dựng ra sông Lô. Nước thải hệ thống sinh hoạt chủ yếu vẫn còn đơn giản và là hệ thống cống rãnh thoát nước nổi, lộ thiên. Còn ở các khu vực khác, nước thải sinh hoạt ở mỗi hộ dân, nước mưa chủ yếu được thoát xuống các ruộng trũng, ao hồ, mương rãnh hiện có sau đó chảy ra hệ thống các mương tiêu chính rồi cuối cùng đổ ra sông. Tình trạng trên cần phải được xem xét xử lý trong thời gian tới. Đặc biệt là khi có thêm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển trên địa bàn Huyện.

Về thủy lợi, nước cho nông nghiệp được lấy từ 2 nguồn: Nước mưa và nước từ hệ thống sông, suối. Nguồn nước của Phù Ninh khá phong phú với sông Lô và nhiều con suối lớn, nhỏ. Số công trình thuỷ lợi là 19 trạm bơm, với tổng công suất thiết kế là 880 m3/giờ, công suất thực tế đạt 634 m3/giờ. Kênh mương cấp 2 trên địa bàn Huyện có 87 km, kênh mương nội đồng có 105 km, trong đó có 19,2 km được cứng hóa. Dù vậy, số công trình thuỷ lợi hiện có mới chỉ phục vụ tưới chủ động cho 1.500 ha, tiêu chủ động cho 75 ha. Phần lớn diện tích được tưới tiêu là đất trồng cây hàng năm. Hiện vẫn còn 400 ha đất bị hạn và 350 ha còn bị úng ngập, chưa chủ động tưới tiêu.

- Thực trạng hệ thống xử lý rác thải và môi trường

Về rác thải, chỉ có khu vực thị trấn mới có hệ thống xử lý rác thải bằng phương thức thu gom, thông qua đội thu gom rác; còn lại tại các xã vẫn chưa có hệ thống xử lý rác.

Phần xử lý rác thải của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn như: Tổng công ty giấy Bãi Bằng,.. tiến hành phân loại tại cơ sở và đưa về khu xử lý rác của tỉnh Phú Thọ tại xã Trạm Thản.

Hiện tại khu chôn lấp rác của Tỉnh tại Trạm Thản có 3 doanh nghiệp hoạt động. Nhìn chung, hoạt động của bãi rác thải đáp ứng yêu cầu xử lý rác nhưng vẫn tạo ô nhiễm và cần mở rộng quy mô trong tương lai.

* Tiềm năng, thời cơ, cơ hội và khó khăn của huyện Phù Ninh

- Tiềm năng

Phù Ninh có tiềm năng trong phát triển ngành trồng trọt và công nghiệp cụ thể:

Trong nông nghiệp Phù Ninh có lợi thế về cây ăn quả như giống hồng không hạt Gia Thanh. Theo nghiên cứu Bộ Khoa học và công nghệ (2007),

“Xóa đói giảm nghèo bằng hồng không hạt”, cho thấy giống hồng không hạt

hợp với địa hình miền núi, có thể trồng trên đất đồi, có tính di truyền cao và cho năng suất cao rất thích hợp để trở thành loại cây trồng mũi nhọn trong ngành trồng trọt. Bên cạnh đó, Phù Ninh có lợi thế về nhà máy sản xuất giấy Tổng công ty giấy Việt Nam của trung ương đóng trên địa bàn không những tạo ra nhu cầu về cây công nghiệp sản xuất giấy mà còn phát triển ngành công nghiệp sản xuất giấy tư nhân. Đó là những tiềm năng mà Phù Ninh cần khai thác để trở thành lợi thế so sánh của huyện.

- Các thời cơ và cơ hội mới

+ Tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Phú Thọ có sự đấu nối với tuyến đường cao tốc Côn Minh - Lao Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế sôi động, hàng hóa được xuất nhập và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trong đó có Phù Ninh sẽ tăng lên.

+ Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ với nhiều chủ trương, chương trình mới. Phù Ninh được tỉnh xác định là đến năm 2020, sẽ trở thành khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đây là điều kiện cho Phù Ninh trong định hướng, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tiếp nhận sự đầu tư, hỗ trợ của tỉnh tạo nên bước phát triển về kinh tế mang tính đột phá.

+ Bất động sản, trong đó có hạ tầng công nghiệp và đô thị là kênh đầu tư có hiệu quả, có sức hút do hội nhập quốc tế, sự tăng trưởng kinh tế trong nước và sự nâng cao nhu cầu và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Do đó, sẽ có cơ hội trong thu hút đầu tư, tạo vốn cho phát triển của Phú Thọ nói chung, Phù Ninh nói riêng.

+ Kinh tế trong nước, sau khủng hoảng kinh tế thế giới, sau lạm phát sẽ lại tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, đời sống nhân dân sẽ được nâng cao,

tạo cơ hội cho Phù Ninh với ưu thế của tiềm năng phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ du lịch, tạo bước phát triển mới cho kinh tế xã hội của Huyện.

- Các thách thức, khó khăn mới

+ Sức cạnh tranh của các địa phương lân cận, nhất là của Vĩnh Phúc với vị trí thuận lợi, với cơ chế thu hút đầu tư cởi mở sẽ gây những khó khăn trong thu hút đầu tư của Phú Thọ. Sức cạnh tranh của các đơn vị của Phú Thọ, nhất là của Lâm Thao, Tam Nông... với vị trí và với mặt bằng thuận lợi của các khu công nghiệp và đô thị đòi hỏi Phù Ninh phải có chuyển biến trong các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư, nhất là trong giải phóng mặt bằng, trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Sự không tương đồng giữa nguồn nhân lực với yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi Phù Ninh phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp.

+ Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh với sự phát triển bền vững do những mâu thuẫn giữa đầu tư cho phát triển du lịch với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với phát triển dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 57)