Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 65 - 123)

3.4.1. Thực trạng chuyển dịch nội bộ ngành

Với quy mô và tốc độ tăng trưởng các ngành giai đoạn 2001-2010. Đặc biệt là sự biến động giá cả những năm gần đây đã làm cho cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành chuyển dịch đặc thù.

Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng bình quân đạt 11,64%/năm tính trên địa bàn và 14,42%/năm tính theo Huyện quản lý ở giai đoạn 2001-2010 và 14,18%, 14,65% ở giai đoạn 2006-2010. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,52%/năm (2001-2010) và 8,92%/năm (2006-2010) tính chung trên địa bàn Huyện và 10,73%/năm, 11,15% do Huyện quản lý. Nông nghiệp có mức tăng trưởng thấp nhất nhưng cũng có mức tăng trưởng khá so với mức tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn Phú Thọ (cụ thể: 4,9%/năm giai đoạn 2001-2010 và 4,97%/năm giai đoạn 2006-2010).

Qua số liệu ta thấy mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ thuộc nhiều vào mức tăng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là mức tăng của công nghiệp, xây dựng do Huyện quản lý, trong 5 năm giá trị

sản xuất các ngành này tăng 2,26 lần.

Điều đáng lưu ý là sự biến động của các ngành công nghiệp và xây dựng dựa cả vào sự mở rộng của công nghiệp do Tỉnh và Trung ương quản lý lẫn công nghiệp do Huyện quản lý.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn và cơ cấu kinh tế Huyện quản lý có sự khác biệt. Ta có thể khái quát cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn 2001 - 2010 qua biểu đồ như sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 % giá trị sản xuất Năm

Nông, lâm, thủy sản 17.81 17.53 17.46 17.37 17.74 16.14 14.28 14.22 15.26 14.35 CN, TTCN, XD 68.07 68.08 68.09 68.01 67.6 68.56 69.57 69.58 67.2 66.9 Dịch vụ 14.12 14.42 14.45 14.53 14.66 15.3 16.15 16.2 17.54 18.75

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn 2001 - 2010

Xét trên địa bàn cơ cấu kinh tế ta thấy ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong ba ngành nhưng sự tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Phù Ninh chủ yếu dựa vào sự mở rộng công nghiệp của trung ương và tỉnh; Nông nghiệp có xu hướng giảm; dịch vụ tăng đều qua các năm. Như vậy, Phù Ninh có xu hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ

trọng ngành công nghiệp, dịch vụ phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 0 10 20 30 40 50 %giá trị sản xuất Năm

Nông, lâm, thủy sản 41.6 40.1 38.99 38.71 36.61 34.032 33.26 28.83 30.75 28.98

CN, TTCN, XD 37.33 38.36 38.71 38.97 39.08 40.15 40.84 45.55 40.53 41.22

Dịch vụ 21.07 21.54 22.3 22.32 24.31 25.82 25.9 25.62 28.72 29.8

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu giá trị sản xuất do huyện Phù Ninh quản lý giai đoạn 2001 – 2010

Xét theo Huyện quản lý, cơ cấu kinh tế cụ thể như sau: năm 2010 nông, lâm, thủy sản là 28,98%; dịch vụ là 29,8%; công nghiệp và xây dựng là 41,22%. Tuy có sự chênh lệch của cơ cấu kinh tế nhưng không rõ và trật tự có thể thay đổi do sự tác động nhỏ của một nhóm ngành nào đó. Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn mang tính tự cấp, tự túc. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác chưa cao; Các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp chưa phát triển tương ứng với tiềm năng.

Nhìn chung, sự biến động chậm và không đều tỷ trọng nông, lâm, thủy sản là do sự biến động tăng về giá trong các năm gần đây. Sự chủ động trong phát triển kinh tế theo xu hướng khai thác tiềm năng lợi thế, sản xuất hàng

hóa trên địa bàn Huyện tuy được chú trọng nhưng mới chỉ là bước đầu và hiệu quả chưa cao. Các hoạt động định hướng thể hiện khá rõ nhưng các hoạt động triển khai còn chậm.

3.4.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thủy sản

Vị trí của các ngành nông, lâm, thủy sản: Trong các ngành kinh tế, nông lâm thủy sản là nhóm ngành có tiềm năng lợi thế và có quy mô phát triển khá. Trong cơ cấu đất đai, đất nông, lâm và thủy sản có 11.264,36 ha, chiếm 71,96% tổng diện tích đất tự nhiên. Số lượng người làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của Phù Ninh cũng chiếm tỷ trọng cao. Trong số 53.850 người đang làm việc trên địa bàn Huyện, số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản có 33.102 người, chiếm 66,34%. Năm 2010, giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thủy sản đạt 202,71 tỷ đồng theo giá 1994 và 512,631 tỷ đồng theo giá hiện hành, chiếm 15,26% trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn và 30,75% trong cơ cấu các ngành do Huyện quản lý.

0 50 100 150 200 250 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ đồng Năm

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phù Ninh và Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ.

Biểu đồ 3.6: Giá trị sản xuất Nông, lâm, thủy sản của huyện Phù Ninh giai đoạn 2001 -2010

- Sự tăng trưởng các ngành nông, lâm, thủy sản

Với sự phân bổ nguồn lực chủ yếu trên, các ngành nông, lâm, thủy sản huyện Phù Ninh đã có bước phát triển khá và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đều tăng qua các năm. Giai đoạn 2001 - 2010 đạt bình quân 4,9%/năm và 4,97% cho giai đoạn 2006-2010.

Nông nghiệp là ngành có tỷ trọng tuyệt đối và có sự biến động mạnh, chi phối đến phát triển chung của các ngành nông, lâm, thủy sản. Năm 2006 so với năm 2005 tăng chậm 0,855% và tăng cao vào các năm 2009 và 2010. Lâm nghiệp có tốc độ tăng cao, tăng bình quân 5,28%/năm giai đoạn 2001-2010. Thủy sản là ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn cả, ở mức 8,22% các năm 2001-2010 và 11,8% (năm 2006-2010) nhưng do quy mô cả 2 ngành nhỏ nên ảnh hưởng của sự biến động tăng giảm không đáng kể đến biến động chung của nhóm ngành nông, lâm, thủy sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 20 40 60 80 100 %giá trị sản xuất Năm Nông nghiệp 94.72 94.62 94.5 94.4 94.59 94.07 94.46 93.92 94.11 94.05 Lâm nghiệp 3.23 3.25 3.77 3.26 3.47 3.51 3.47 3.47 3.32 3.32 Thủy sản 2.05 2.13 1.73 2.34 1.94 2.42 2.07 2.61 2.57 2.63 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.7 : Cơ cấu giá trị sản xuất Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản của huyện Phù Ninh giai đoạn 2001 - 2010

- Cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sự biến động của cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thủy sản một mặt phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nêu trên. Mặt khác, phụ thuộc vào biến động của giá cả.

Qua biểu đồ cơ cấu nông, lâm, thủy sản ta thấy có sự biến động theo hướng tăng. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp từ 94,73% năm 2001 tăng lên 95,05% năm 2010, tăng, giảm tỷ trọng của ngành lâm nghiệp không đều và sự tăng lên ở mức độ nhất định của ngành thủy sản, từ 2,05% năm 2001 lên 2,63% năm 2010.

Nhìn vào xu hướng biến động trên có thể đưa ra những nhận định sai lệch của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm và thủy sản trong điều kiện Phù Ninh có quỹ đất lâm nghiệp khá lớn. Tuy nhiên, sự giảm tỷ trọng của ngành lâm nghiệp là do mức giảm của khai thác các sản phẩm từ rừng và từng bước tăng hoạt động khôi phục rừng và sự mở rộng của ngành thủy sản là những biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu tích cực trong những năm gần đây.

- Thực trạng phát triển của ngành nông nghiệp

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất của các ngành chăn nuôi tăng khá qua các năm, đạt mức 6,46%/năm những năm 2001-2010, trong đó mức tăng các năm 2001-2007 ở mức 3,23% và tăng đột biến lên đến 36,53% năm 2010 so với 2007. Cụ thể:

Bảng 3.3: Tình hình phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2001 - 2010

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2010

1. Cây lúa:

+ Năng suất (tạ/ha) 46,7 46,05 47,2 46,45 47,4 46,2 43,54 47,2 50,55 + Sản lượng (tấn) 23.430 23.000 23.150 23.211 23.168 22.625 21.159,6 20.980 24.128 2. Cây màu (ngô)

+ Năng suất (tạ/ha) 36,6 36,7 37,02 38 42,2 42 42,3 43,41 44,20 + Sản lượng (tấn) 6.730 6.490 6.799 6.890,6 7.662 7.011,6 7.988,4 8.759,2 6.839,1 3. Sản lượng rau (tấn) 4.869,6 4.788 5007,38 5.294,4 6.173 6.820,1 7.532,3 8.072,5 8.888,6 4. S.lượng vừng (tấn) - - - - - 1,6 2,2 2,45 1,1 5. S.L đậu tương (tấn) 238,8 213 245,3 194,8 372,4 316,5 296,6 282,8 292,3 6. S.lượng nhãn (tấn) 713 740 750 872,1 771 590,5 460,5 417,2 280,0 7. SL cam, chanh (tấn) 375,5 329 330 310,5 318,6 336,5 495,3 538,6 549,0 8. S.lượng chuối (tấn) 3.299 3.297 3.400 3.579,2 3.316,5 3.524,5 3.486 3.781 3.979,0 9. Sản lượng xoài (tấn) 304 307 380,42 448,3 435,5 466,5 693 875 943,0 10. Sản lượng vải (tấn) 1.396 1.390 1.400 1.135,3 1.425 1.308,3 1.214 1.240 1.258,0 11 Sản lượng hồng 820,3 740 829.8 870,5 1000 1320 157,8 245,8 252,0 12. SL CAQ khác 637 680 730 830 1139,3 1405 1413 1397,4 1.450,0

Đối với ngành trồng trọt mức tăng tương ứng là 2,37%/năm những năm 2001-2007 và 5,27% năm 2007 so với năm 2010. Với mức tăng trên, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển biến tiến bộ. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm 8,92% từ năm 2001 đến năm 2010; tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2010 đã tăng lên tương ứng, nhất là tăng đột biến vào năm 2008 - 2010. Nhờ đó, tỷ trọng ngành trồng trọt chỉ còn 61,05% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2010; tỷ trọng chăn nuôi đạt 38,9%. Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng còn thấp.

Tổng diện tích tăng 125 ha trong 10 năm, từ 2001-2010 năm, chủ yếu do sự tăng của diện tích cây công nghiệp lâu năm (440,96 ha), cây ăn quả và rau đậu (154 ha). Trong khi đó, diện tích trồng cây lúa, cây màu giảm (126,62 ha), một phần do xây dựng các khu công nghiệp và chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

Xét về cơ cấu, phần lớn diện tích trồng trọt dùng cho sản xuất cây lương thực (42,35%), đất trồng cây lâu năm (38%), đất cây công nghiệp hàng năm và cây rau đậu chỉ chiếm 19,65%. Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt chủ yếu nhờ sự phát triển của cây công nghiệp lâu năm, trước hết là cây chè do mở rộng diện tích, cây ăn quả (vải, nhãn, xoài, hồng không hạt) và các cây thực phẩm (rau, đậu), do chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các xã vùng ven sông Lô và phía Nam huyện Phù Ninh.

Trong những năm qua, Phù Ninh đã triển khai dự án mở rộng phát triển cây chè ở 8 xã phía Bắc Huyện, với diện tích 1.100 ha (đã triển khai được 990 ha) dẫn đến sản lượng chè tăng từ 980 tấn năm 2002 lên 4.200 tấn năm 2008. Đã triển khai dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng với việc mở rộng diện tích cây rau (từ 201,3 ha năm 2002 lên 580 ha năm 2008) và các cây thực phẩm khác như lạc từ 327,3 ha lên 480 ha, đậu tương từ 166,5 ha lên 230 ha; cây

Hồng không hạt với diện tích 80 ha vào năm 2008, dự kiến diện tích hồng không hạt có thể tăng lên đến 300 ha.

Đối với cây lúa, tuy diện tích giảm nhưng do đầu tư thâm canh năng suất lúa đã tăng nhanh từ 46,7 tạ/ha/vụ năm 2001 lên 50,55 tạ/ha năm 2010. Nhờ đó sản lượng lúa của huyện Phù Ninh đã từ 23,430 tấn năm 2001 lên 24.128 tấn năm 2010 và 31.000 tấn năm 2011, bình quân sản lượng lúa 257 kg/người/năm. Tuy sản lượng lương thực bình quân/người còn ở mức thấp, nhưng sự phát triển của cây lúa, chủ động đảm bảo an ninh lương thực là đúng hướng.

Đối với cây ngô, sự phát triển được tập trung cả ở diện tích và năng suất. Trong 6 năm diện tích ngô đã tăng 570,5 ha, năng suất ngô đã tăng 5,6 tạ/ha và ở mức khá cao 44,2 tạ/ha (năm 2009). Vì vậy, sản lượng ngô đã tăng từ 5.010,3 tấn năm 2001 lên 8.759,2 tấn năm 2009. Năm 2010, diện tích giảm do chuyển sang xây dựng phi nông nghiệp dù năng suất tăng nhưng sản lượng ngô giảm còn 6.839,1 tấn.

Bảng 3.4: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2001 - 2010

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009 2010

1. Số lượng trâu (con) 4.693 4.699 4.740 4.837 4.793 4.786 4.689 4.497 4.520 2. Số lượng bò (con) 10.007 10.230 10.590 10.950 12.226 12.604 14.610 13.401 12.716 3. Số lượng lợn (con) 47.886 47.899 50.259 52.416 52.672 47.545 49.896 55.039 59.885 4. Số lượng gia cầm (con) 594.948 597.000 600.130 633.627 649.179 633.612 530.970 823.490 812.560 5. Sản lượng thịt lợn (tấn) 2.392,5 2.370 2.130,7 2.084,8 3.360 3.410 4.367 5.251 6.149 6. SL trứng (1000 quả) 6.953 6.092 6.300 6.372 6.816 6.886 7.026 7.145 7.268

Sự tăng trưởng về số lượng đàn bò, lợn và sự ổn định của đàn gia cầm trong điều kiện ngành chăn nuôi luôn chịu tác động xấu của các dịch lở mồm long móng đối với trâu, bò; bệnh cúm H5N1 đối với gia cầm là thành tích rất đáng khích lệ và là nhân tố quan trọng tạo mức tăng trưởng cao của ngành chăn nuôi so với ngành trồng trọt. Cụ thể:

Trong khi đàn trâu được giữ vững ở mức 4.497 - 4.520 con những năm 2001 - 2010 thì đàn bò có mức tăng cao. Năm 2001, toàn Huyện có 10.007 con bò, đến năm 2007 đàn bò đã tăng đến 14.610 con và giảm dần năm 2009- 2010. Chăn nuôi bò vừa khai thác được thế mạnh trong chăn nuôi, vừa tạo nguồn thu cho nhân dân, vừa tạo mức tăng trưởng cao cho chăn nuôi của Huyện.

Đàn lợn có số lượng tăng đột biến qua các năm 2001 - 2005 (47.886 con năm 2001 tăng lên đến 52.672 con năm 2005) và tăng khá qua các năm 2006 – 2007, ở mức từ 47.545 đến 49.896 con và tăng lên 59.885 con năm 2010 là nhân tố tạo sự tăng trưởng nhanh của ngành chăn nuôi.

Số lượng gia cầm có sự biến động tăng từ 594.948 con năm 2001, tăng lên 649.179 con năm 2005 sau giảm còn 530.970 năm 2007, nhưng lên đến 823.490 con năm 2009 (giảm nhẹ vào năm 2010), tăng gần 249.408 con so với năm 2001, số tăng lên này chủ yếu là gia cầm nuôi lấy thịt. Ngoài ra, nuôi ong lấy mật cũng khá phát triển. Tuy nhiên, thời tiết biến động phức tạp, dịch bệnh là những nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi trong những năm quy hoạch của huyện.

- Thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp có bước phát triển khá. Kinh tế đồi rừng đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và từng bước cải thiện môi trường sinh thái của huyện Phù Ninh. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước qua các chương trình dự án, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của huyện từng bước

được nâng lên. Diện tích đất rừng tính đến 2010 là: 3.280 ha rừng (rừng tự nhiên 26 ha, rừng trồng 3.254 ha), tăng 1.224 ha so với năm 2001. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng rừng của Phù Ninh ở mức độ thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động lâm nghiệp của Phù Ninh thực hiện cả ở trồng, chăm sóc rừng và khai thác lâm sản nhưng quy mô các hoạt động nhỏ. Đối với hoạt động trồng và chăm sóc rừng, quy mô giá trị sản xuất từ 1,3 - 2.8 tỷ/năm. Kết quả trồng chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách đối với chăm sóc rừng phòng hộ và vốn đầu tư của dân đối với rừng sản xuất. Đối với khai thác lâm sản, quy mô ở mức 3-4 tỷ/năm, chủ yếu là khai thác rừng nguyên liệu giấy. Giá trị sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 65 - 123)