Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 26 - 123)

* Nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một quá trình kế thừa lịch sử và hướng tới sự phát triển tối ưu trong tương lai. Để đạt được mục tiêu đó quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải tuân thủ theo các nguyên tắc:

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải bảo đảm phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển của mô hình đã lựa chọn.

Mô hình kinh tế của chúng ta là mô hình kinh tế thị trường xã hội văn minh. Mô hình này chỉ đạt tới khi nền kinh tế tạo ra được thu nhập quốc dân và tích luỹ lớn trên cơ sở sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có được thu nhập thuần lớn và lợi nhuận cao. Chỉ trên cơ sở đó mới có khả năng tăng trưởng và phát triển kinh tế, mới có khả năng đáp ứng các yêu cầu về xã hội và sự phát triển văn minh con người.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo nền kinh tế hoạt động với hiệu quả cao nhất. Để giải quyết tốt vấn đề này, điều quan trọng là cần

phải giải quyết tốt ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế đó là sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo phát triển quy mô sản xuất hợp lý và từng bước áp dụng phương pháp công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

Phát triển sản xuất kinh doanh với quy mô hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tính hợp lý của quy mô sản xuất kinh doanh thể hiện ở việc kết hợp chặt chẽ giữa quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ. Trong đó lấy quy mô vừa và nhỏ làm chính. Lựa chọn quy mô theo hướng đó sẽ cho phép khai thác tối đa khả năng của các thành phần kinh tế trong từng ngành kinh tế nhất định nhưng vấn đề cốt yếu là cần phải lựa chọn một cách hợp lý quy mô nào thuộc khu vực nào quản lý, có như vậy sự phát triển của nền kinh tế mới trở nên đồng bộ và nhịp nhàng.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đi đôi với việc khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp cuả các thành phần kinh tế trong từng ngành kinh tế nhất định.

Kinh tế nhà nước có vai trò gương mẫu trong việc thực hiện các chính sách của Chính phủ, giúp Chính phủ trong quá trình thi hành chức năng quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo những nhu cầu của các cân đối lớn nhất của nền kinh tế. Nhu cầu đẩy nhanh tiến bộ về khoa học công nghệ, nhu cầu về xã hội, phục vụ công cộng an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái, nhu cầu phát triển các vùng trọng điểm, ngành mũi nhọn, khu kinh tế đặc biệt, những lĩnh vực, hàng hoá độc quyền.

Kinh tế tập thể, tư nhân, tư bản, tư bản nhà nước, kinh tế hộ gia đình bảo đảm các hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu tiêu dùng rộng rãi nhất của nhân dân như: ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí... và những yêu cầu mà nền kinh tế nhà

nước không đáp ứng được hay kinh tế nhà nước thực hiện kém hiệu quả hơn. Kinh tế nhà nước cần có sự hợp tác của các thành phần kinh tế khác để thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo khai thác triệt để khả năng và thế mạnh của các vùng kinh tế trong nước.

Muốn khai thác triệt để và có hiệu quả khả năng và thế mạnh của từng vùng kinh tế, chúng ta phải bố trí đúng đắn cơ cấu các ngành sản xuất và các ngành thương mại, dịch vụ. Nhà nước cần có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế cho từng vùng, từng địa phương.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái và kinh tế.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải phù hợp với sự phát triển các khả năng cung ứng của nền kinh tế và các quan hệ hợp tác quốc tế đa phương, đa dạng hướng về xuất khẩu.

Nguyên tắc này nhằm làm rõ các yêu cầu cần thiết của nền kinh tế làm cơ sở cho việc xác định tổng cầu của nền kinh tế mà cơ cấu kinh tế mới phải thoã mãn nhưng mức độ thoả mãn tổng cầu đến đâu, khả năng chuyển dịch cơ cấu đến đầu lại phụ thuộc vào sự phát triển các khả năng cung ứng của nền kinh tế và sự phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế của chúng ta. Như vậy, trình độ phát triển và tăng trưởng kinh tế, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quan hệ tỷ lệ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế là véc tơ tổng hợp của hai véc tơ thành phần: véc tơ tổng cầu của nền kinh tế và véc tơ tổng cung của nền kinh tế.

* Hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Cơ cấu ngành kinh tế có thể xét thấy trên nhiều góc độ. Với việc xem xét các yếu tố đầu vào là cơ cấu lao động, cơ cấu kỹ thuật. Thông thường cơ cấu đầu ra tính theo giá trị sản xuất được sử dụng để phản ánh cơ cấu ngành. Sự

chuyển dịch cơ cấu này mang tính quy luật, đó là khi thu nhập đầu người tăng lên thì tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm sẽ giảm xuống, còn tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Khi đạt đến trình độ nhất định, tỷ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn tỷ trọng của công nghiệp.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành đã được hai nhà kinh tế học là E. Engel và A. Fisher nghiên cứu khi đề cập đến sự thay đổi về nhu cầu chi tiêu và sự thay đổi cơ cấu lao động. Ngay từ cuối thế kỷ 19, E.Engel đã nhận thấy rằng, khi thu nhập của các gia đình tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm giảm đi nên tất yếu dẫn đến tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên. Quy luật E.Engel được nghiên cứu cho sự tiêu dùng lương thực, thực phẩm nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu tiêu dùng cho các loại sản phẩm khác. Các nhà kinh tế gọi lương thực, thực phẩm là sản phẩm thiết yếu, hàng công nghiệp là sản phẩm tiêu dùng lâu bền và việc cung cấp dịch vụ là hàng tiêu dùng cao cấp. Thực tế phát triển của các nước đã chỉ ra xu hướng chung là khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền tăng phù hợp với tốc độ tăng thu nhập, còn chi tiêu cho hàng tiêu dùng cao cấp có tốc độ tăng nhanh hơn.

Cùng với quy luật tiêu thụ sản phẩm E.Engel, quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher cũng làm rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua việc phân bố lao động. Trong quá trình phát triển, việc tăng cường sử dụng máy móc và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Kết quả là, để đảm bảo lương thực, thực phẩm cho xã hội sẽ không cần đến lực lượng lao động như cũ, có nghĩa là tỷ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ giảm. Ngược lại tỷ lệ lao động được thu hút vào công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng do tính co dãn về nhu cầu sản phẩm của hai khu

vực và khả năng hạn chế hơn trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để thay thế lao động, đặc biệt là hoạt động dịch vụ.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chịu tác động thường xuyên của nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này được phân chia thành ba nhóm yếu tố cơ bản: Nhóm các yếu tố tự nhiên, nhóm các yếu tố xã hội, nhóm các yếu tố chính trị. Việc nghiên cứu tác động của các nhóm yếu tố này đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm xác định đúng hướng chuyển dịch thích hợp cho các ngành kinh tế trong quá trình tăng trưởng và phát triển.

* Nhóm các yếu tố tự nhiên

Bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, dân số và tài nguyên. Nhóm yếu tố này quyết định lợi thế nguồn lực tự nhiên của từng địa phương, chúng có mối quan hệ đan xen vào nhau, ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trước hết phải làm rõ các yếu tố này để từ đó nhìn nhận được các vấn đề thuận lợi cũng như khó khăn trong suốt quá trình chuyển dịch.

- Vị trí địa lý: Tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của huyện. Nếu một huyện là đầu mối giao lưu kinh tế của vùng, tỉnh, đất nước như đầu mối giao thông, cảng biển chính, cửa khẩu quan trọng...sẽ có điều kiện phát triển hơn các huyện khác không có được những lợi thế đó. Bởi vì, vị trí địa lý tạo khả năng giao lưu mạnh giữa các huyện nằm trong cùng một vùng với nhau, sự giao lưu này thể hiện ở chỗ trao đổi hàng hoá, sản phẩm sản xuất, các nguồn lực như lao động, vốn tài nguyên, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý...giữa các huyện với nhau, các vùng với nhau.

- Tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm khí hậu, tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên biển, tài nguyên rừng. Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, là yếu tố quan trọng tác động tới

nông nghiệp.Ví dụ như khí hậu và đất đai là hai yếu tố quan trọng nhất tác động đến sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển là những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp sử dụng tài nguyên đó như: công nghiệp chế biến lâm, thuỷ hải sản, công nghiệp luyện thép... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhóm các yếu tố xã hội

Đây là nhóm các yếu tố làm nên thị trường, thể hiện tầm quan trọng của các nhu cầu xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Nhân tố thị trường: Là nhân tố quan trọng tạo sự phát triển của các ngành kinh tế, nhân tố này thể hiện ở nhu cầu và tính cạnh tranh của thị trường, hai yếu tố này luôn luôn thay đổi theo thời gian. Chính nhu cầu, cơ cấu nhu cầu và xu thế vận động của nó cũng như tính cạnh tranh của thị trường đặt ra những mục tiêu phát triển của các ngành kinh tế, là cơ sở đảm bảo tính thực thi và hiệu quả của các phương án hình thành cơ cấu ngành kinh tế. - Nhân tố khoa học- công nghệ: Tác động mạnh tới quá trình hình thành và phát triển của cơ cấu ngành kinh tế. Chính sự phát triển của khoa học công nghệ đã hình thành nên các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, không chỉ dừng lại ở đó, khoa học công nghệ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu, các hình thức đa dạng hoá và chuyên môn hoá trong sản xuất.

- Nhân tố sức lao động: Là một trong những nhân tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung. Hiện nay, do đặc điểm của các nước cũng như của Việt Nam là: dân số trẻ, đông, nguồn lao động dồi dào và sản xuất chủ yếu là nông nghiệp mang tính thời vụ. Do đó, giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và Huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ nói riêng phải tranh thủ lợi thế về lao

động, giá nhân công rẻ để phát triển các ngành có khả năng thu hút nhiều lao động như: ngành công nghiệp giấy, dệt may, da giầy... tạo tiền đề cho sự phát triển trong thời kỳ tới.

- Cơ sở hạ tầng: Đây là nhân tố thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nếu như có được một cơ sở hạ tầng vững chắc, thuận tiện, có khả năng thu hút được vốn đầu tư tư bên ngoài nhưng sẽ là ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nếu như huyện không có được một cơ sở hạ tầng như vậy.

* Nhóm các yếu tố chính trị

Các yếu tố này chủ yếu như định hướng mục tiêu phát triển của đất nước, các chính sách quản lý kinh tế- xã hội của đất nước, các chính sách, giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện.

Các định hướng mục tiêu phát triển cũng như các chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của Nhà nước có vai trò quan trọng đến việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế. Nếu như các mục tiêu phát triển và các chính sách quản lý đề cao vai trò của thị trường trong quá trình phát triển kinh tế thì sự hình thành cơ cấu kinh tế như mong muốn sẽ quá chậm, nhất là các ngành, các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hàng hoá công cộng. Ngược lại, nếu định hướng mục tiêu, chính sách quản lý vĩ mô không sát với thực tế khách quan, hoặc sự điều tiết của Nhà nước quá sâu vào các hoạt động kinh tế sẽ dẫn tới việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế kém hiệu quả, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Các chính sách và giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện. Mỗi huyện cần phải xây dựng cho riêng mình những chính sách giải pháp phù hợp nhất, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế đạt được mục tiêu đề ra của tỉnh và của huyện cũng như góp phần đạt được mục tiêu phát triển của tổng thể nền kinh tế quốc dân.

Như vậy, cơ cấu ngành kinh tế của huyện một mặt phải căn cứ vào định hướng mục tiêu phát triển và chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước và của tỉnh. Mặt khác, phải tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của huyện, các chính sách, giải pháp phát triển kinh tế của huyện mà chuyển dịch theo xu hướng phù hợp với mục tiêu chung của tỉnh và đất nước.

1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của một số nước trên thế giới và một số tỉnh, địa phương của Việt Nam thế giới và một số tỉnh, địa phương của Việt Nam

Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ta có thể thấy những thay đổi lớn nhất xẩy ra ở một số nước trên thế giới: Hàn Quốc, Đài Loan...trong nước có các tỉnh, huyện: Đà Nẵng, Nghệ An...

* Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc bắt đầu thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế từ kế hoạch 5 nam lần 1. Khởi đầu vào năm 1962, từ đó kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ khá cao. Từ năm 1962 đến 1966 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7,8%. Từ năm 1967 đến 1971 là 9,7%. Từ năm 1972 đến 1976 là 10,1%. Sau bốn lần thực hiện kế hoạch 5 năm Hàn Quốc đã trở thành một nước có nền kinh tế tự lực. Ngoài ra, còn phải kể đến vai trò chính phủ trong việc lựa chọn chính sách chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thay thế nhập khẩu, tập trung vào phát triển công nghiệp đặc biệt lực lượng là

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 26 - 123)