thế giới và một số tỉnh, địa phương của Việt Nam
Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ta có thể thấy những thay đổi lớn nhất xẩy ra ở một số nước trên thế giới: Hàn Quốc, Đài Loan...trong nước có các tỉnh, huyện: Đà Nẵng, Nghệ An...
* Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc bắt đầu thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế từ kế hoạch 5 nam lần 1. Khởi đầu vào năm 1962, từ đó kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ khá cao. Từ năm 1962 đến 1966 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7,8%. Từ năm 1967 đến 1971 là 9,7%. Từ năm 1972 đến 1976 là 10,1%. Sau bốn lần thực hiện kế hoạch 5 năm Hàn Quốc đã trở thành một nước có nền kinh tế tự lực. Ngoài ra, còn phải kể đến vai trò chính phủ trong việc lựa chọn chính sách chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thay thế nhập khẩu, tập trung vào phát triển công nghiệp đặc biệt lực lượng là công nghiệp nhẹ thu hút nhiều công nhân là làm hàng xuất khẩu.
Những năm 1986 đến 1988 được xem là những năm thành công của Hàn Quốc, do xuất khẩu bùng nổ nên tăng trưởng đạt tới 15%. Hàn Quốc trở thành một lực lượng mới quan trọng trong nền kinh tế thế giới và là một nước công nghiệp hùng mạnh trong thế giới thứ ba. Trong thời gian dài tốc độ tăng
trưởng cao cũng do tỷ lệ đầu tư cao, tỷ lệ này tăng liên tục. Trong những năm 60 từ sau thập kỷ 70 tỷ lệ đó ở trên mức 30%. Hoạt động đầu tư kích thích kinh tế phát triển do tác dụng tạo ra nhu cầu, làm cho năng lực sản xuất tăng. Cùng với tỷ lệ đầu tư cao thì xuất khẩu cũng là nguyên nhân tăng trưởng, tỷ lệ xuất khẩu năm 1963 là 2,3% đến năm 1987 là 39%, xuất khẩu làm tăng trưởng kinh tế là tăng ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu, nhập máy móc công nghệ cần thiết để tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, một số chính sách tài chính chưa đảm bảo nên Hàn Quốc phải đối đầu với vấn đề chính. Sự thay đổi cơ cấu ngành tạo ra sự mất cân đối trong thị trường lao động. Sự di dân từ nông thôn ra thành thị quá lớn tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng tăng.
* Kinh nghiệm của Đài Loan
Đài Loan là một hòn đảo nhỏ có diện tích gần 36.000 km2, dân số hơn 20 triệu người. Đài Loan được cho là hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển bởi sự thành công to lớn trong việc tạo ra tăng trưởng kinh tế cao, nhanh và khoảng cách thu nhập tương đối thấp.
Từ một nước có nền kinh tế nghèo khó Đài Loan đã thành một lãnh thổ công nghiệp hóa. Trọng tâm sản xuất đã thay đổi từ hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ cho xuất khẩu sang hàng công nghiệp nặng tinh vi và hàng công nghệ tiên tiến. Trong thập kỷ 1973 đến 1982 tổng GDP thực tế tăng trung bình hàng năm 9,5%. Sau cuộc khủng hoảng 1973 Đài Loan đã tìm cách vượt qua tình trạng xuất khẩu công nghiệp trì trệ bằng cách thực hiện chương trình ổn định kinh tế, dự án cơ sở hạ tầng được đưa ra để khuyến khích hoạt động kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách của Đài Loan hy vọng sự tăng trưởng mạnh trong đầu tư cho những dự án lớn đi đôi với việc phát triển xuất khẩu tạo nên sự thịnh vượng. Chính quyền các cấp khuyến khích đầu tư nước ngoài để giúp cho nền kinh tế họ phát triển, chuyển từ nền công nghiệp có xu hướng
xuất khẩu hàng công nhẹ cần nhiều lao động sang nền sản xuất cần nhiều vốn và thay thế hàng nhập khẩu. Sự thành công liên tục của Đài Loan trong những năm 1980 dựa vào sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành một nền công nghiệp cần nhiều vốn hơn và tiết kiệm tài nguyên hơn. Đài Loan tập trung vào các ngành chủ chốt như điện tử, xử lý thông tin, khoa học vật liệu công nghệ cao, kỹ thuật gen... chính nhờ những chuyển hướng đúng đắn trong hoạch định chính sách kinh tế mà Đài Loan có bước phát triển nhanh chóng. Giá trị ngành thương mại tăng rõ rệt, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp chiếm ưu thế trong xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu đáp ứng nhu cầu về năng lượng. Đây là kinh nghiệm bổ ích cho những nước đang phát triển như Việt Nam.
* Kinh nghiệm tỉnh Nghệ An
Đây là tỉnh nằm tiếp giáp với Thanh Hoá về phía Nam, cũng là tỉnh đất rộng người đông, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp. Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý vĩ mô, phân bổ đầu tư cũng như thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và đặc biệt là lũ lụt miền trung... nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp lãnh đạo cùng toàn thể nhân dân trong tỉnh, quá trình phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An có xu hướng đi lên tuy nhiên vẫn còn ở một mức độ nhất định. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh đã có sự thay đổi đúng hướng: tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 49,15 năm 1995 xuống còn 44,27% năm 2000, tương ứng với nó là sự gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng từ50,9% năm 1995 (công nghiệp 14,23%, dịch vụ 36,69%) lên 55,7% năm 2000 (công nghiệp 18,6%, dịch vụ 37,11%). Các ngành và các lĩnh vực chủ yếu đều tăng trưởng và có sự chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo hướng tích cực.
Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiều chuyển biến khá. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là5,3%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có bước chuyển dịch đúng hướng: nông nghiệp đạt 82%, ngư
nghiệp 7%, lâm nghiệp 11%. Bước đầu hình thành sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung.
Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1996- 2000 là 13,3%, trong đó công nghiệp tăng 13,1%, xây dựng tăng13,6%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt 18,6% vào năm 2000. Thời gian qua công nghiệp phát triển đúng hướng, tỉnh đã chú trọng phát triển mạnh một số ngành công nghiệp có lợi thế so sánh.
Dịch vụ Nghệ An có nhịp độ tăng trưởng hàng năm là 7,1% (cả nước là 7%), kinh tế hàng hoá phát triển, thị trường được mở rộng. Năng lực kinh doanh khá, đáp ứng cơ bản và kịp thời dịch vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Các mối quan hệ thương mại, dịch vụ trong và ngoài nước có sự khởi sắc.
* Kinh nghiệm tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Bác Bộ, cách thủ đô Hà Nội gần 60 km về phía Nam. Trong những năm qua cùng với nhịp độ tăng trưởng cả nước, Hà Nam tuy mới được thành lập nhưng cũng đã có nhiều sự chuyển biến tích cực rõ rệt trong nền kinh tế. Cùng với đó là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã có sự tiến bộ đáng kể.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm tương đối trong giai đoạn 1995- 2000 từ 52,645 xuống còn 40,3%. Tuy nhiên với tỷ trọng này thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, gây cản trở cho quá trình CNH – HĐH.
Tỷ trọng ngành công nghiệp mới chỉ chiếm 24,3% vào năm 2000. Nổi bật lên trong công nghiệp là sự tăng nhanh của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng.
Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 35,4%. Tuy nhiên, sự thay đổi của ngành này trong giai đoạn vừa qua là không đáng kể nhưng không có nghĩa là ngành này không tăng trưởng mà nó còn tăng trưởng mạnh qua các năm, nhất là các
hoạt động thương mại và các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, khách sạn nhà hàng...
Trong những năm qua các tỉnh đều có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách hiệu quả, đạt được kết quả như vậy là do các tỉnh đã xác định được các hướng đi cho các ngành kinh tế:
- Đối với nông nghiệp: phát triển nông nghiệp trong khả năng cho phép
đảm bảo an toàn lương thực và tạo cơ sở cho ngành công nghiệp chế biến, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đối với công nghiệp: đầu tư vào những ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao, tạo giá trị lớn, có thị trường tiêu thụ và đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Ưu tiên những ngành nghề khai thác được tiềm năng tài nguyên, tạo nguyên liệu và sản phẩm phong phú, giải quyết được nhiều việc làm cho dân.
- Đối với dịch vụ: phát triển mạnh ngành thương mại, đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của tỉnh, phát triển du lịch trên cơ sở khai thác đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ khác như tài chính ngân hàng, thông tin viễn thông, giao thông vận tải...
- Cải tạo và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng: Điện khí hoá nông thôn, thực hiện kiên cố hoá kênh mương, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn....
Với hướng đi cho các ngành như vậy nên trong thời gian qua cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh đã có những chuyển biến tích cực và tiến bộ. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại khó khăn cần khắc phục.
* Kinh nghiệm tỉnh Đà Nẵng
Ngày 1-1-1997, Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Nhờ sự chú trọng thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, khai thác các tiềm năng, thế mạnh thành các lợi thế so sánh, Đà Nẵng đang từng bước thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập, để đến năm 2020 trở thành một thành phố công nghiệp.
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của thành phố trong thời kỳ 1997-2011 có sự chuyển biến khá rõ giữa hai khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước theo hướng kết hợp khai thác nguồn lực trong nước và mở rộng kinh tế với bên ngoài. Khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia ngày càng sâu rộng, chiếm trên 62% cơ cấu kinh tế vào năm 2011. Tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn thành phố đã thu hút 208 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư lên đến 3,3 tỷ USD. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đà Nẵng còn được tính đến quan hệ giữa chuyển dịch trong cơ cấu lao động và chuyển dịch của vốn đầu tư. Giai đoạn 1997-2011, ngành dịch vụ vẫn luôn chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn. Năm 1997, vốn đầu tư vào ngành dịch vụ là 453,1 tỷ đồng, chiếm 41,64% trong cơ cấu vốn đầu tư và xếp thứ hai sau ngành công nghiệp. Đến năm 2000, tổng số vốn đầu tư vào khu vực dịch vụ là 1.492,5 tỷ đồng, tăng lên gấp 2 lần, chiếm 63,27% và có tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư của thành phố. Giai đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư cho khu vực dịch vụ dự kiến là 83.000-85.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế.
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020, Đà Nẵng tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp (tỷ trọng dịch vụ 54-60%, công nghiệp 44-39%, nông nghiệp 2-1%), trong đó chú trọng chuyển biến về chất trong thành phần kinh tế, hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ cao và có năng lực cạnh tranh quốc gia và quốc tế.
Với mục tiêu trên, Đà Nẵng ưu tiên tập trung nghiên cứu triển khai 5 giải pháp. Đó là, thành phố sẽ ban hành chương trình tổng thể thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng sức cạnh tranh ở khu vực dịch vụ và công nghiệp,
có các mục tiêu và lộ trình thực hiện rõ ràng; tập trung chuyển dịch sâu trong nội bộ ngành dịch vụ với lựa chọn du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn; Tạo bước đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin; Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở đào tạo tại chỗ và thu hút nhân tài; Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo môi trường đầu tư có sức cạnh tranh và hấp dẫn.
* Kinh nghiệm Huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn
Trong những năm qua, các ngành kinh tế của huyện Cao Léc, tỉnh Lạng Sơn đã có sự chuyển dịch theo xu hướng chung của cả nước: Nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp nhưng vẫn giữ tốc độ tăng truởng của ngành nông nghiệp và giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn tăng lên.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện trên cơ sở tăng trưởng đều của nền kinh tế quốc dân và của cả 3 ngành.
Theo số liệu trên, ta thấy tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp liên tục giảm một cách đều đặn từ 59,8% năm 2005 xuống còn 45,19% năm 2009. Tỷ trọng GDP trong ngành công nghiệp tăng từ 9,37% năm 2005 lên 16,82% năm 2009. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 30,77% năm 2005 lên 37,99% năm 2009.Qua đó, ta thấy kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành của huyện Cao Léc, tỉnh Lạng Sơn đang theo đúng hướng. Tuy nhiên, cơ cấu ngành của huyện vẫn còn kém phát triển so với cơ cấu trong cả nước.