BAØI 20 TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 6 cả năm đầy đủ (Trang 90 - 91)

I/ MỤC TIÊU BAØI HỌC

BAØI 20 TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ

(GIỮA THẾ KỈ I – GIỮA THẾ KỈ VI) ( tiếp theo) I/ - MỤC TIÊU BAØI HỌC

1/ Kiến thức

- Cùng với sự phát triển kinh tế của Giao Châu từ thế kỉ I – thế kỉ VI ( tuy chậm chạp), xã hội cũng có những chuyển biến sâu sắc.

- Do chính sách áp bức, bóc lột của bọn đô hộ, đa số nông dân ngày càng nghèo đi, một số ít trở thành nông dân lệ thuộc và nô tì.

- Bọn thống trị Hán cướp đất của dân ta, bắt dân ta cày cấy, chúng giàu lên nhanh chống và có thế lực ( địa chủ Hán).

- Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng ( địa chủ Việt) có cuộc sống khá giả, nhưng vẫn bị coi là tầng lớp bị trị.

- Trong cuộc đấu tranh chống sự đồng hóa của phong kiến phương Bắc, tổ tiên ta vẫn kiên trì bảo vệ tiếng Việt, phong tục, tập quán và văn hoá Việt.

- Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ( 248) ( Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử).

2/ Tư tưởng

- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, nhân dân ta trong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, chống lại sự đồng hoá của kẻ thù.

- Giáo dục HS lòng biết ơn đối với Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành lại độc lập dân tộc.

3/ Kĩ năng

- Học sinh làm quen với phương pháp phân tích. - Làm quen với nhận thức lịch sử thông qua biểu đồ.

II/ - THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bảng “ sơ đồ phân hóa XH” vẽ theo SGK

- Sưu tầm ảnh “Lăng Bà Triệu ở núi Tùng (Thanh Hóa)”

III/ - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2/ Kiểm tra bài cũ: ( TG) 4 Phút

a. Chế độ cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI có gì thay đổi.

b. Trình bày những biểu hiện mới của nông nghiệp nước ta ( thế kỉ I đến thế kỉ VI).

3/ Bài mới

Trong thời gian từ thế kỉ I – VI, cùng với những sự thay đổi về kinh tế, xã hội nước ta cũng có sự chuyển biến sâu sắc.

Không cam chịu sống dưới chế độ đô hộ hà khắc của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã nổi dậy theo Bà Triệu khởi nghĩa. Cũng trong thời gian này, bọn đô hộ đẩy mạnh chính sách đồng hóa, nhưng nhân dân ta vẫn tìm mọi cách để gìn giữ tiếng nói và phong tục của tổ tiên.

TG Hoạt Động của GV và HS Nội dung chính

17 Hoạt động 1 : Mức độ kiến thức cần đạt

- Nhận biết về sự thay đổi trong kết cấu các tầng lớp xã hội nước ta giữa thời Văn Lang – Âu Lạc với thời bị đô hộ trong các thế kỉ I - VI

- HS hiểu được những biến chuyển về xã hội nước ta ở các thế kỉ I – VI

* Bài trước chúng ta đã học những chuyển biến kinh tế của xã hội nước ta từ thế kỉ I – VI. Những chuyển biến chậm chạp đó đã kéo theo những thay đổi về xã hội, văn hóa.

GV: Quan sát vào sơ đồ, em có nhận xét gì về sự

chuyển biến xã hội ở nước ta?

Thời Văn Lang – Âu Lạc xã hội Âu Lạc phân hoá thành 3 tầng lớp: quý tộc; nông dân công xã; nô tì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xã hội đã phân biệt giàu nghèo, sang hèn. + Bộ phận giàu sang gồm có vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Bồ chính (số ít) gọi chung là quý tộc, họ chiếm địa vị thống trị và bóc lột nông dân công xã và nô tì.

+ Bộ phận đông đảo nhất gồm có nông dân và thợ thủ công, là bộ phận làm ra của cải vật chất. + Nô tì: thân phận thấp hèn nhất trong xã hội, họ phải hầu hạ, phụ thuộc nhà chủ.

- Thời kì bị đô hộ:

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 6 cả năm đầy đủ (Trang 90 - 91)