- Chia nhỏ đơn vị hành chín hở
2/ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722)
10
- Nắm được nguyên nhân và nét diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
Yêu cầu HS đọc mục 2 trang 64 SGK và đặt câu hỏi
GV : Em biết gì về Mai Thúc Loan? SGK
GV: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra trong hoàn cảnh nào?
Một ngày đầu hè oi ả năm 722, Mai Thúc Loan cùng đoàn phu gánh vải đi nộp cống. Đường xa, nắng gắt, mệt mỏi, lòng người oán giận quân đô hộ. Mai Thúc Loan bảo mọi người dừng chân, vào chỗ mát nghỉ. Ông lên tiếng kể tội bọn đô hộ, hô hào mọi người không đi nữa mà trở về chuẩn bị nổi dậy chống lại chính quyền đô hộ. Mọi người đồng lòng nghe theo ông, hàng trăm người ở các phường săn và trai tráng quanh vùng cùng hưởng ứng.
Gọi 1 HS khác đọc bài Chầu văn trong trang 64 SGK
GV: Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan diễn ra như thế nào?
Giới thiệu sơ lược về vùng Sa Nam
Sa Nam là 1 vùng rừng núi rậm rạp nằm gần sông Lam (Nam Đàn – Nghệ An) để xây dựng căn cứ chống giặc. Tại đây ông đã cho xây thành Vạn An, lấy Rú Đụn làm chỗ dựa, phía sau thành là giải thung lũng rộng vài chục mẫu, nơi này có thể tích lũy lương thực, vũ khí .
Dọc sông Lam nghĩa quân đắp 1 chiến lũy dài hơn 1000 mét.
GV: Sau khi nghe tin Mai Thúc Loan khởi nghĩa nhà Đường đã làm gì ?
Cử 10 vạn quân tấn công đàn áp. Mai Hắc Đế chẳng may bị rắn độc cắn chết, con là Mai Thúc Huy còn nhỏ tuổi lên thay. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Quân Đường đã tàn sát nhân dân ta hết sức dã man.
GV: Cuộc khởi nghĩa nói lên điều gì?
- Do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta.
- Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh vải cống nạp cho Trung Quốc bỏ về quê chuẩn bị khởi nghĩa.
- Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân vùng Ái Châu và Diễn Châu cũng nổi dậy hưởng ứng.
-Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam (Nam Đàn). Ông xưng đế nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế (vua đen).
-Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Champa tấn công thành Tống Bình.
- Nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa lịch sử quan trọng.
Để tưởng nhớ công ơn của Mai Hắc Đế hiện nay ở núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn vẫn còn đền thờ ông.
Hoạt động 3 : Mức độ kiến thức cần đạt
- Nắm được nguyên nhân, nét diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
HS đọc mục 3 trang 65 SGK và đặt câu hỏi GV : Em biết gì về Phùng Hưng?
SGK
Ông rất căm ghét bọn phong kiến nhà Đường tham tàn bạo ngược, nên ông đã kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh lật đổ ách thống trị của nhà Đường.
GV: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng diễn ra như thế nào?
SGK
GV: Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?
- Vì họ căm ghét chế độ thống trị của nhà Đường. - Năm 766 nhà Đường cử Cao Chính Bình sang làm đô hộ An Nam. Y là viên quan khét tiếng bạo ngược tham tàn, đặt và đánh thuế rất nặng để vơ vét tiền bạc của nhân dân ta, khiến cho mọi tầng lớp nhân dân lâm vào cảnh bần hàn, cơ cực. Thêm vào đó, lúc này bọn cướp biển Chà Và (Inđônêxia) thường cướp phá miền duyên hải Giao Châu và uy hiếp thành Tống Bình. Cũng năm đó Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đã huy động sức lực của dân xây thành Đại La ở phủ Tống Bình để đề phòng bọn cướp biển quấy phá. Việc đắp thành làm đời sống nhân dân vốn đã cơ cực lại càng cơ cực hơn. Họ uất ức chỉ chờ thời cơ vùng lên.
GV: Sau khi làm chủ Đường Lâm cuộc khởi nghĩa phát triển thế nào?
SGK
GV: Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
Khởi nghĩa thắng lợi. Ông tự xưng vương, người đời sau gọi ông là “Bố Cái Đại Vương”. Làm vua được