V/ DẶN DÒ HỌC SINH:( TG) 1 Phút ( Cần nắm vững những phần kiến thức
BAØI 17 CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BAØ TRƯNG (NĂM 40) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Kiến thức
- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị
( thời kì Bắc thuộc). Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất nước giành được độc lập.
2/ Tư tưởng
- Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc.
- Giáo dục cho các em lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
3/ Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử. - Bước đầu rèn luyện kĩ năng cho HS biết vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ loại treo tường” Khởi nghĩa Hai Bà Trưng” do trung tâm bản đồ – tranh ảnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản.
- Bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN. - Bản đồ Âu Lạc thế kỉ I – thế kỉ III.
- Tranh dân gian về Hai Bà Trưng khởi nghĩa, ảnh về đền thờ Hai Bà ở Hà Nội, Hà Tây…
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: ( TG) 1 Phút 2/ Kiểm tra bài cũ: ( TG) 4 Phút
- Những hoa văn trên trống đồng Đông Sơn giúp em hiểu những gì về đời sống của người Việt cổ?
- Em hãy phân tích giá trị của thành Cổ Loa? ( chính trị, kinh tế, quân sự). 3/ Bài mới
* Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà, An Dương Vương đã
chủ quan, thiếu phòng bị nên đã bị thất bại. Từ đó nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị đô hộ. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy nhân dân ta đến trước những thử thách nghiêm trọng : đất nước bị mất tên, dân tộc cũng có nguy cơ bị mất bởi chính sách đồng hóa
Nhưng nhân dân ta quyết không chịu sống trong cảnh nô lệ, đã liên tục nổi dậy, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40. Đây là cuộc nổi dậy lớn, tiêu biểu cho ý chí quật cường của dân tộc ta.
Vậy cuộc khởi nghĩa diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Diễn biến và kết quả của nó ra sao ? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay
TG Hoạt Động của GV và HS Nội dung chính
18 Hoạt động 1 : Mức độ kiến thức cần đạt
- HS nắm được nét chính những đổi thay của tình hình nước ta từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I
- HS hiểu được âm mưu thâm độc và phân tích được những thủ đoạn cai trị nước ta của bọn phong kiến phương Bắc
Gọi HS đọc mục 1 trang 47 SGK.
GV: Sau cuộc kháng chiến của An Dương
Vương chống Triệu Đà bị thất bại, dân tộc ta đã ở vào tình trạng như thế nào ?
Dân tộc ta bước vào tình trạng hơn 1000 năm Bắc thuộc.
GV: Triệu Đà đã làm gì sau khi chiếm được
Âu Lạc?
GV: Sau khi nhà Hán đánh bại nhà Triệu,
chúng đã thực hiện chính sách gì ở nước ta?
1/ Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN
đến thế kỉ I có gì đổi thay?
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, biến Âu lạc thành 2 quận : Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN nhà Hán thay nhà Triệu thống trị Âu Lạc, biến nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao, thủ phủ là
17
GV: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 của Trung
Quốc thành Châu Giao nhằm âm mưu gì? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán?
+ Chúng đồng hoá dân ta, muốn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. + Bộ máy cai trị rập khuôn của người Hán. Nhưng từ huyện trở xuống người Hán vẫn phải thông qua người Việt để thực hiện chính sách cai trị.
GV: Chính sách cai trị của nhà Hán đối với
nhân dân ta như thế nào?
Chúng thực hiện chính sách đồng hoá đối với dân ta, bắt dân ta ăn, mặc, ở, sinh hoạt giống người Hán, cho người Hán di cư sang nước ta lập nghiệp, bắt phụ nữ nước ta lấy người Hán……
GV: Em biết gì về Thái thú Tô Định ở nước
ta?
SGK
GV: Nhân dân Châu Giao bị nhà Hán bóc
lột như thế nào? Nhà Hán đưa người Hán sang ở Châu Giao nhằm mục đích gì?
+ Nhân dân ta bị nhà Hán bóc lột rất nặng nề, nên cuộc sống ngày càng khốn khổ. + Chúng đưa người Hán nước ta nhằm biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc, đồng hoá dân ta.
Hoạt động 2 : Mức độ kiến thức cần đạt
- HS biết phân tích nguyên nhân và hiểu được mục tiêu của cuộc khởi nghĩa.
- Nắm được nét chính về diễn biến và hiểu được ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Yêu cầu HS đọc mục 2 trang 48 SGK.
GV: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng