III. Tiến trình bài học và các hoạt động: 1.Ổn định lớp.
THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1 Mục đích thử nghiệm
3.5. Kết luận chƣơng
Từ kết quả thử nghiệm cho thấy, học sinh được học theo cách tập luyện các hoạt động giúp các em ở những đối tượng khác nhau nắm vững kiến thức cơ bản của bài học tốt hơn, kích thích được sự hứng thú say mê học tập, nâng cao tính tự giác, chủ động, tích cực trong học tập. Học sinh cảm thấy tự tin hơn trong học tập, tăng cường được khả năng giao lưu hợp tác giữa các thành viên của lớp học, đã giúp cho học sinh có một phương pháp học tập phù hợp
và có hiệu quả. Kết quả học tập của học sinh được cải thiện một cách rõ rệt, do vậy bước đầu đã kiểm nghiệm được tính khả thi, tính hiệu quả và tính đúng đắn của việc dạy học theo định hướng tập luyện các hoạt động học toán trong dạy học Toán ở trường trung học phổ thông.
KẾT LUẬN
Từ những vấn đề đã trình bày có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Luận văn đã hệ thống một số vấn đề lý luận về tập luyện các hoạt động học toán.
2. Luận văn đã tìm hiểu thực trạng của việc tập luyện các hoạt động dạy học môn Toán ở trường phổ thông hiện nay; những ưu điểm, tồn tại của dạy học tập luyện các hoạt động học toán; sự cần thiết của dạy học tập luyện các hoạt động học toán trong giáo dục phổ thông hiện nay.
3. Luận văn đã đề suất một phương án tập luyện các hoạt động học lượng giác THPT.
+ Xác định một số hoạt động nhận thức cho HS trong học lượng giác ở trường THPT.
+ Gợi ý sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập đã xây dựng.
4. Luận văn đã tiến hành thử nghiệm sư phạm, kết quả thử nghiệm bước đầu đã khẳng định được tính khả thi của phương án dạy học đã trình bày.
Luận văn mới chỉ áp dụng vào một số tiết trong phần Góc lượng giác và công thức lượng giác, ở lớp 10 trung học phổ thông, các nội dung ở lớp11 thực hiện tương tự. Từ kết quả thu được có thể thấy: Cần thiết và có thể tập luyện các hoạt động này khi học lượng giác nói riêng và toán học nói chung.