b) Yêu cầu dạy học
2.4.2. Xác định đầy đủ và chi tiết mục đích yêu cầu dạy học.
Giáo viên xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ từ việc phân tích nội dung, chương trình SGK của bài dạy, …
Khi thiết kế bài học, điều quan trong trước tiên là phải xác định đúng mục tiêu bài học. Khi xác định mục tiêu học tập (cho người học), giáo viên phải hình dung sau khi học xong bài đó, học sinh phải có được những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào.
Trong việc thiết kế bài học, mục tiêu có thể đề cập tới các lĩnh vực: kiến thức, kĩ năng, tư duy và thái độ.
- Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.
- Kĩ xảo là kĩ năng đạt đến mức thuần thục.
- Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên, sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
Mỗi lĩnh vực giáo viên nêu cụ thể hoá các mức độ sao cho có thể đánh giá được một cách cụ thể, qua đó có được thơng tin phản hồi nhận thức của học sinh sau mỗi nội dung dạy học. Chẳng hạn:
- Xác lập việc xây dựng kiến thức theo hai mức độ nắm vững và hiểu: + Nắm vững: tức là phải hiểu hết mọi khía cạnh kiến thức nói đến trong
sách giáo khoa, phát biểu lại được, chứng minh được và vận dụng được.
+ Hiểu: tức là chỉ yêu cầu hiểu được nội dung kiến thức, khơng u cầu vận dụng tốt, nếu là định lí thì khơng yêu cầu chứng minh.
- Xác lập việc xây dựng kỹ năng, phương pháp giải toán theo hai mức độ thành thạo và biết:
+ Thành thạo: tức là vận dụng tốt kiến thức đã học để giải được những loại toán đã cho trong sách giáo khoa: gồm sách học, sách bài tập…
+ Biết: tức là mới đạt mức có kỹ năng, phương pháp giải những bài tốn chỉ có tính chất áp dụng trực tiếp kiến thức và khơng địi hỏi phải sáng tạo và khơng địi hỏi nhiều về kỹ thuật tính tốn hoặc tổ hợp nhiều kiến thức.
Khi xác định mục tiêu học tập, giáo viên lấy trình độ học sinh chung của cả lớp làm căn cứ nhưng phải hình dung thêm u cầu phân hố đối với những nhóm học sinh có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi học sinh được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa sức mình. Do vậy cần phải xác định những yêu cầu tối thiểu và tối đa về kiến thức và kĩ năng mà học sinh ở các đối tượng khác nhau cần phải đạt được sau giờ học:
- Yêu cầu kiến thức, kĩ năng tối thiểu: đó là chuẩn về kiến thức, kĩ năng mà mọi học sinh phải đạt được.
- Yêu cầu kiến thức, kĩ năng nâng cao: Đó là những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt yêu cầu chuẩn (tránh đặt mục tiêu quá cao gây nên sự quá tải về nội dung)
Khi xác định mục tiêu bài học để tập luyện các hoạt động học toán cho HS cần lưu ý thêm một số yêu cầu sau:
+ Một là hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độ phổ thông cho phép đối với phần lý thuyết của tiết học trước hoặc một số tiết học trước, thông qua một hệ thống bài tập (gồm bài tập trong SGK, sách bài tập hoặc bài tập hoặc các bài tập tự chọn, tự sáng tạo của giáo viên tùy theo mục đích và chủ ý của
mình) đã được sắp xếp theo kế hoạch lên lớp.
+ Hai là rèn luyện cho HS các kĩ năng, thuật toán hoặc nguyên tắc giải toán, dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết tốn đã học và phù hợp với trình độ tiếp thu của đại đa số HS của một lớp học, thông qua một hệ thống các bài tập hoặc một chuyên đề về bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý của GV. Đây thực chất là vấn đề vận dụng lý thuyết để giải các bài tập hoặc hệ thống các bài tập nhằm hình thành một số kĩ năng cần thiết cho HS được dùng nhiều trong thực tiễn đời sống và học tập.
+ Ba là, thông qua phương pháp và nội dung của tiết học (hệ thống câu hỏi và bài tập của tiết học), rèn luyện cho HS nề nếp làm việc có tính khoa học, học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, phương pháp tư duy và các thao tác tư duy cần thiết.
Trên đây là ba yêu cầu chủ yếu của việc tập luyện các hoạt động học toán lượng giác. Tuy nhiên tùy theo yêu cầu cụ thể của từng nội dung học, từng tiết học mà trong từng tiết học nổi lên yêu cầu trọng tâm.
Việc phân tích mục đích u cầu cụ thể đã được trình bày ở mục 2.1.