MỘT SỐ YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Một phần của tài liệu tập luyện hoạt động học toán cho học sinh thông qua dạy học lượng giác ở trường trung học phổ thông (Trang 33 - 34)

b) Yêu cầu dạy học

2.3. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

TẬP

Khi xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập để tập luyện các hoạt động lượng giác cho học sinh trường THPT cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học và đặc biệt là bám sát các nhóm hoạt động học tốn đã xác định trong nội dung lượng giác ở THPT:

Khi thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh, giáo viên cần cụ thể hóa bằng các câu hỏi và bài tập hướng vào mục tiêu bài học. Quá trình tổ chức cho học sinh từng bước giải quyết được các câu hỏi và bài tập đó cũng đồng thời là quá trình thực hiện các mục tiêu dạy học đã đề ra. Nội dung kiến thức trong từng phần, từng bài đều được trình bày theo một logíc hệ thống. Vì vậy câu hỏi và bài tập với tư cách là công cụ hoạt động của học sinh khi xây dựng phải quán triệt tính hệ thống. Cụ thể, câu hỏi và bài tập phải được sắp xếp theo một logíc hệ thống cho từng nội dung SGK: Cho một phần, cho một bài, cho một chương và cả chương trình mơn học.

Khi xây dựng câu hỏi và bài tập để tập luyện các hoạt động cần chú ý đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa cái đã biết và cái chưa biết. Nhiều khi câu hỏi và bài tập được sử dụng để tổ chức dạy học, chúng phải được tổ hợp lại theo một hệ thống nhất định có ý nghĩa rất quan trọng: Như câu hỏi và bài tập ra trước, nhiều khi có tác dụng làm tiền để cho xây dựng và trả lời câu hỏi tiếp theo (liền kế và không liền kề). Trong một số trường hợp lời giải đáp cho câu hỏi và bài tập trước có tác dụng làm nảy sinh câu hỏi và bài tập tiếp theo.

+ Đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính tích cực của học sinh: Câu hỏi và bài tập đảm bảo tính vừa sức, được xây dựng sao cho có thể tạo ra động lực tìm tịi cái mới (tức là tạo ra mâu thuẫn chủ quan giữa biết và chưa biết ở học sinh) nhằm phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của học sinh.

Có thể sử dụng hệ thống các hoạt động phân hóa về mức độ khó phù hợp với cả ba đối tượng học sinh Khá - Giỏi; Trung bình; Yếu kém.

+ Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dụng: Câu hỏi và bài tập

dùng để mã hóa nội dung dạy học, câu hỏi và bài tập cần đảm bảo tính khoa học, chính xác.

Tóm lại: Khi xây dựng các hoạt động học toán cần dựa trên các yêu cầu

nêu trên. Nhưng khơng phải hoạt động học tốn nào cũng phải đầy đủ các yêu cầu đó. Tùy vào từng nội dung kiến thức, tùy vào mục tiêu của từng bài học mà vận dụng các yêu cầu nêu trên một cách linh hoạt.

Một phần của tài liệu tập luyện hoạt động học toán cho học sinh thông qua dạy học lượng giác ở trường trung học phổ thông (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)