Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 40)

a) Thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá ở Việt Nam

Chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại, phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng đƣợc quán triệt xuyên suốt trong các Văn kiện của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc.

Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã xác định:

“Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”3

. Sự nghiệp CNH, HĐH ngày nay mà Đảng ta đã chỉ ra là: “Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”4

.

Với mục tiêu xây dựng nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ của lực lƣợng sản xuất, Đảng ta đặc biệt coi trọng vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đồng thời xác định rõ: “Công nghiệp hoá - hiện

đại nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trực tiếp của giai cấp nông dân liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước”5

.

3

Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ BCHTW khóa VII, tr 26

4

Văn kiện Hội nghị lần thứ VII BCHTW Khóa VII, tr 65

5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ vậy theo quan điểm của Đảng ta, CNH, HĐH cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn bó chặt chẽ với nhau. Quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH cần chú ý những vấn đề sau:

Một là, chuyển dịch cơ cấu toàn bộ, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ

cấu các thành phần kinh tế; huy động đồng bộ mọi điều kiện, mọi biện pháp, mọi yếu tố để phát triển kinh tế.

Hai là, chú trọng cải tạo, nâng cao trình độ hiện đại của trang thiết bị hiện có,

đồng thời đổi mới quy trình công nghệ trong sản xuất và quản lý ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Nói cách khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế theo hƣớng hợp lý và hiệu quả cao hơn đòi hỏi nền kinh tế phải đƣợc CNH, HĐH. Ngƣợc lại CNH, HĐH làm cho nền kinh tế tăng trƣởng và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ở nƣớc ta, cũng nhƣ từng địa phƣơng xu hƣớng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới là:

- Về cơ cấu ngành: chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp,

tăng tỷ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ; trong ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản giảm tỷ trọng trồng trọt.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 40)