Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là cần thiết khách quan

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 30)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là cần thiết vì xuất phát từ vị trí hết sức quan trọng của nông nghiệp, nông thôn trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc, là một lĩnh vực rộng lớn, nơi sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hoá xuất khẩu, gắn với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

Ngày nay, những thành tựu của khoa học và công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế với nhiều ngành, nghề mới, nhƣng không vì thế làm giảm vai trò của nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp, nông thôn chiếm đại bộ phận tài nguyên đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển có ảnh hƣởng to lớn đến bảo vệ môi trƣờng sinh thái, khai khác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, đảm bảo cho việc phát triển lâu dài và bền vững của đất nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh đó, những tồn tại hiện nay của cơ cấu kinh tế nông thôn cũng là những nhân tố thúc đẩy sự cần thiết phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đó là:

+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tuy đã có chuyển biến theo hƣớng tích cực nhƣng còn chậm. Khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn vẫn phát triển tự phát và chƣa ổn định. Sự gia tăng của các ngành phục vụ kinh tế - xã hội nông thôn còn chậm; hệ thống dịch vụ cho kinh tế hộ chậm đổi mới; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn kém phát triển.

+ Nhiều vấn đề xã hội ở nông thôn đang trở thành vấn đề bức xúc, đòi hỏi phải giải quyết, trong đó nổi bật là khoảng cách kinh tế - xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi, giữa ngƣời nghèo và ngƣời giàu ở nông thôn đang có xu hƣớng tăng lên; lao động nông nghiệp dƣ thừa, thiếu việc làm, thu nhập của nông dân thấp, cuộc sống còn nhiều khó khăn, các tệ nạn xã hội đang ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống nhân dân ở nông thôn.

+ Việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong nông thôn còn nhiều hạn chế, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do sử dụng nhiều hoá chất độc hại vẫn chƣa giảm và có xu hƣớng gia tăng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn bắt nguồn từ thực trạng trên đây với cơ cấu kinh tế còn chƣa hợp lý, hiệu quả thấp. Tiềm năng về lao động, đất đai, rừng còn rất lớn. Để chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiệu quả thấp, ít tính cạnh tranh sang nền kinh tế mới văn minh, hiện đại, có cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hợp lý với tỷ suất hàng hoá lớn, hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao, đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi, góp phần đắc lực vào quá trình đƣa nƣớc ta thành nƣớc có nền kinh tế phát triển thì một yêu cầu có tính cấp thiết là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)