Tầm quan trọng phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 33)

hoá của nhân dân ở nông thôn.

Nhƣ vậy, chúng ta có thể hình dung công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thực chất là quá trình phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp, cụ thể là:

- Phát triển các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp, bao gồm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn cùng các hoạt động dịch vụ kinh tế kỹ thuật và nông thôn với tỷ trọng ngày càng lớn nhằm chuyển dịch và cải biến nền kinh tế nông thôn từ thuần nông sang cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và dịch vụ.

- Trang bị công nghệ và vật tƣ thiết bị tiên tiến cho nông nghiệp để cải tạo nền nông nghiệp thủ công, lạc hậu, năng suất thấp, sản xuất tự túc thành nền nông nghiệp cơ khí hiện đại, năng suất cao, sản xuất nông sản hàng hoá.

- Tăng cƣờng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn (thuỷ lợi, giao thông, bƣu chính viễn thông, y tế, giáo dục, văn hoá, nhà ở, điện nƣớc…) phục vụ từng bƣớc đô thị hoá nông thôn.

1.1.5.2. Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Mục tiêu tổng quát và lâu dài là: xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp.

Mục tiêu cụ thể là:

+ Giải quyết việc làm cho lao động dƣ thừa ở nông thôn, nâng cao thu nhập và mức sống cho dân cƣ nông thôn.

+ Đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn, đa dạng hoá ngành nghề lao động ở nông thôn trên cơ sở tạo ra ngành, nghề mới.

+ Sử dụng lao động dƣ thừa ngay tại địa bàn nông thôn, vừa làm ruộng, vừa làm nghề khác nhƣ công nghiệp, dịch vụ nông thôn (không rời làng cũng không rời ruộng đồng).

1.1.5.3. Tầm quan trọng phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nông thôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngày nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đƣợc coi là giải pháp không thể thiếu của mọi quốc gia trên con đƣờng đƣa đất nƣớc thoát khỏi nguy cơ tụt hậu và có nền kinh tế phát triển hiện đại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận không thể tách rời quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Kinh nghiệm nhiều nƣớc cho thấy nếu tách rời nông nghiệp, nông thôn ra khỏi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc thì hậu quả để lại sẽ là một nền nông nghiệp lạc hậu, những vùng nông thôn nghèo nàn, xơ xác, môi sinh bị tàn phá, phân hoá giàu nghèo rõ nét và những bất cập về tệ nạn xã hội. Đối với đất nƣớc ta công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn có ý nghĩa quan trọng để gia tăng tích luỹ vốn cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, mở rộng thị trƣờng trong nƣớc, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, hạn chế bớt sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội và những áp lực làm chậm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phân công hợp lý lao động ở nông thôn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho dân cƣ nông thôn, tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nông thôn, nâng cao khả năng thu hút đầu tƣ và tiếp nhận đầu tƣ vào khu vực nông thôn, mở rộng thị trƣờng, tạo cơ sở phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ở nông thôn; giải quyết các vấn đề kinh tế -xã hội, xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm, khai thác các nguồn lực ở mỗi địa phƣơng, khắc phục sự chênh lệch trong phát triển giữa các địa phƣơng. Thực hiện đô thị hoá nông thôn, giảm bớt sức ép của dòng dân cƣ từ nông thôn chuyển vào đô thị, tạo điều kiện để các đô thị có thể phát triển thuận lợi.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 33)