Kiến nghị đối với Cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoàn thiện phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 96)

5. Kết cấu của luận văn

3.4 Kiến nghị đối với Cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn về việc phân tích báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại, thống nhất cách thức tính toán các chỉ tiêu tài chính đặc thù.

Thứ hai, Tổng cục thống kê, Bộ tài chính cần kết hợp với Ngân hàng nhà nước để chuẩn hoá mẫu báo cáo định kỳ áp dụng riêng đối với các ngân hàng thương mại. Hiện nay, Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước đã có những quy định riêng về mẫu báo cáo tài chính riêng áp dụng đối với các tổ chức tín dụng phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê, cơ quan thuế yêu cầu ngân hàng báo cáo số liệu định kỳ theo nhiều mẫu biểu với các chỉ tiêu tương tự như các doanh nghiệp thông thường. Ví dụ: chỉ tiêu doanh thu thuần, chỉ tiêu tổng doanh thu trong khi mẫu báo cáo tài chính quy định của ngân hàng thương mại không có các chỉ tiêu này.

Thứ ba, với trách nhiệm của cơ quan chủ quản nhận báo cáo định kỳ từ các ngân hàng thương mại, Ngân hàng nhà nước cần thực hiện tổng hợp, tính toán và định kỳ công bố số liệu bình quân toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hoặc phân theo nhóm ngân hàng (ngân hàng trong nước, ngân hàng cổ phần, ngân hàng nước ngoài…) của các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại so sánh, phân tích và đánh giá tình hình tài chính. Số liệu này có thể công bố chính thức trên trang web của Ngân hàng nhà nước để tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động khai thác và sử dụng thông tin.

Phân tích tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có những đặc thù riêng nên vấn đề phân tích tài chính ngân hàng thương mại có những điểm tương đồng và có những điểm khác biêt so với phân tích tài chính doanh nghiệp thông thường. Hệ thống hoá lý thuyết về phân tích tài chính ngân hàng thương mại, nắm bắt các kinh nghiệm phân tích tài chính của một số ngân hàng hiện đại nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về hoạt động phân tích tài chính ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất. Trên cơ sở đó, trình bày thực trạng phân tích tài chính tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để đánh giá những ưu điểm và hạn chế, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính của ngân hàng này. Với các nội dung trên, đề tài “Hoàn thiện phân tích tài chính tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” có ý nghĩa trong việc vận dụng kiến thức chuyên ngành vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của một ngân hàng cụ thể.

Trong quá trình thực hiện luận văn này, mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động phân tích tài chính ngân hàng thương mại nhưng do hạn chế về thời gian và khả năng nên những kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc quan tâm để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Peter S.Rose (2004) Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

2. PGS.TS Lưu Thị Hương (2007) Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

3. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007) Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

4. PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang (2011) Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010) Báo cáo phân tích tài chính toàn hệ thống

6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009, 2010) Báo cáo thường niên

7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009, 2010) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán

8. Ngân hàng CCB (2009) Báo cáo thường niên 9. Ngân hàng HSBC (2009) Báo cáo thường niên

PHỤ LỤC

Phụ lục: Các chỉ tiêu tài chính phục vụ phân tích tài chính ngân hàng thương mại

Loại chỉ

tiêu STT Hệ số đánh giá Công thức xác định

I- Những hệ số về

vốn

1 Vốn tự có/ Vốn chủ sở hữu Vốn tự có/ Vốn chủ sở hữu 2 Chỉ số nợ trên vốn Tổng số nợ/Vốn chủ sở hữu 3 Tỉ lệ an toàn tối thiểu cho

vốn tự có

Vốn tự có/Tổng tài sản 4 Tỉ lệ vốn ngắn hạn được sử

dụng {Dư nợ trung dài hạn- (Vốn trung dài hạn - Dự trữ bắt buộc)}

5 Tỉ lệ đầu tư vào tài sản cố

định trên vốn tự có Tài sản cố định/Vốn tự có II- Chất lượng tài sản 1 Tỉ lệ nợ quá hạn ròng (Nợ quá hạn-DPRR tín dụng)/ (Tổng dư nợ- DPRR tín dụng) 2 Tỉ lệ nợ xấu ròng (%) (Nợ xấu-DPRR tín dụng)/ (Tổng dư nợ- DPRR tín dụng) 3 Tỉ lệ nợ quá hạn ròng/ vốn tự có (Tổng nợ quá hạn - Dự phòng NQH)/ Vốn tự có 4 Dự phòng NQH/Tổng dư nợ Dự phòng NQH/Tổng dư nợ 5 Chi phí dự phòng/ Lợi nhuận

trước dự phòng Chi phí dự phòng/ Lợi nhuận trước dự phòng 6 Dư nợ của đơn vị thành

viên/Tổng dư nợ

Dư nợ của các đơn vị thành viên/Tổng dư nợ

7 Tỉ lệ đầu tư vào TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ/ Vốn tự có x 100

8 Tình trạng TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ/ Nguyên giá TSCĐ

9 Tỉ lệ thực hiện tài sản Tài sản có hoạt động BQ (không gồm TS ngoại bảng)/Tổng tiền gửi

10 Tỉ lệ cho vay đối với một

khách hàng Cho vay đối với 1 khách hàng/ Tổng dư nợ 11 Tỉ lệ cho vay đối với mười

khách hàng lớn nhất

Cho vay đối với 10 khách hàng lớn nhất/Tổng dư nợ

Loại chỉ

tiêu STT Hệ số đánh giá Công thức xác định

12 Tỉ lệ bảo lãnh đối với một

khách hàng Số tiền bảo lãnh cho 1 khách hàng/Vốn tự có 13 Tỉ lệ bảo lãnh đối với 10

khách hàng lớn

Số tiền bảo lãnh cho 10 khách hàng lớn/Vốn tự có

III- Hiệu quả hoạt

động

1 Chi phí quản lý/ Tổng tài sản bình quân

2 Hệ số chi phí quản lý/Thu nhập hoạt động

3 Chi phí nhân viên/Tổng tài sản bình quân

4 Chỉ số hiệu quả hoạt động Tổng chi phí/Tổng thu nhập 5 Chỉ số thực cho vay trên tiền

gửi

(Tổng dư nợ- DPRR tín dụng)/Tổng tiền gửi

6 Chi phí QLDK tương ứng

hoạt động TD/TC/ Thu nhập ròng từng hoạt động x Tổng chi phí QLKD/Tổng TN

7 Tỉ lệ chi phí QLKD trên lợi

nhuận trước thuế Chi phí QLKD/ Lợi nhuận trước thuế 8 Tỉ lệ thu nhập lãi ròng so với

tổng thu nhập trước thuế

Thu nhập về lãi ròng/Tổng thu nhập trước thuế

9 Tỉ lệ thu nhập ngoài lãi cận

biên ròng (Thu ngoài lãi- Chi phí ngoài lãi)/ Tài sản có sinh lời BQ

10 Tỉ lệ hiệu quả trong quản lý

thuế Thu nhập sau thuế/Thu nhập trước thuế 11 Tỉ lệ hiệu quả trong quản lý

chi phí

Thu nhập trước thuế/Tổng thu nhập

IV- Khả năng sinh

1 Lãi trước dự phòng/ Tổng tài sản sinh lời bình quân

Lãi trước dự phòng/ Tổng tài sản sinh lời bình quân

2 Lãi trước dự phòng/ Vốn

chủ sở hữu bình quân Lãi trước dự phòng/ Vốn chủ sở hữu bình quân 3 Chi phí lãi/ Doanh thu từ lãi Chi phí lãi/ Doanh thu từ lãi 4 Doanh thu từ lãi/ Tổng tài

sản sinh lời bình quân Doanh thu từ lãi/ Tổng tài sản sinh lời bình quân 5 Chi phí lãi/Tổng nợ phải trả

lãi bình quân

Chi phí lãi/Tổng nợ phải trả lãi bình quân

6 Thuế thu nhập/ Thu nhập

Loại chỉ

tiêu STT Hệ số đánh giá Công thức xác định

lời

7 Tỉ lệ tài sản có sinh lời ( %) Tài sản có sinh lời bình quân/Tổng tài sản bình quân 8 Tỉ lệ sinh lời thực của tài sản

có Chênh lệch thu chi lãi/Tổng tài sản có sinh lời 9 Tỉ lệ tài sản có sinh lời so

với vốn phải trả lãi

Tài sản có sinh lời/Vốn phải trả lãi

V- Những hệ số thanh khoản

1 Thu nhập cận biên trước những giao dịch đặc biệt (NRST)

( Thu nhập sau thuế+ Các thu chi bất thường)/Tổng tài sản

2 Tiền gửi tại TCTD khác/tiền

nhận từ các TCTD khác Tiền gửi tại TCTD khác/tiền nhận từ các TCTD khác 3 Tiền gửi của khách hàng/vốn

chủ sở hữu

Tổng huy động vốn/Vốn chủ sở hữu

4 Tỉ lệ về khả năng chi trả Tài sản có thể thanh toán ngay/Tài sản nợ phải thanh toán

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoàn thiện phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w