Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoàn thiện phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3.1.Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích tài chính. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho đối tượng quan tâm có căn cứ để ra quyết định lựa chọn.

Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính như thống nhất về không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính… và theo mục đích so sánh mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh bao gồm:

So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của ngân hàng. Đánh giá sự tăng trưởng hay giảm sút trong hoạt động của ngân hàng.

So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của ngân hàng trong thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

So sánh giữa số liệu của ngân hàng với số liệu trung bình của ngành, của các ngân hàng khác để đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng tốt hay xấu.

So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ đẻ thấy được sự biến động cả về số tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, ít tính toán khi phân tích nên nó thường được sử dụng rộng rãi.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoàn thiện phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 31)