Phân tích lợi nhuận và khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoàn thiện phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4.4 Phân tích lợi nhuận và khả năng sinh lời

Phân tích lợi nhuận và khả năng sinh lời bao gồm phân tích đánh giá tình hình thay đổi lợi nhuận của ngân hàng thương mại, phân tích sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời sau đây:

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): là thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, chỉ ra khả năng chuyển tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận. Nó cho biết trung bình 100 đồng tài sản đưa vào hoạt động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho ngân hàng. Đối với các ngân hàng lớn ở Mỹ, mức tốt của hệ số này là lớn hơn 1%.

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE): đây là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập của ngân hàng. Nó cho biết trung bình 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho ngân hàng. ROE là mục tiêu tìm kiếm của bất cứ ngân hàng nào song nếu ROE quá lớn so với ROA thì chứng tỏ vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn hay ngân hàng đã huy động quá nhiều vốn từ bên ngoài để cho vay, làm tăng nguy cơ rủi ro kinh doanh. Mức chuẩn quốc tế đối với chỉ tiêu này là từ 15-20%.

ROE = Lợi nhuận sau thuế x 100 Tổng vốn chủ sở hữu

Trong thực tế, thường sử dụng số liệu tổng tài sản bình quân để tính ROA và vốn chủ sở hữu bình quân để tính ROE.

Các chỉ tiêu đặc thù trong đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại gồm:

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): đo lường mức chênh lệch giữa doanh thu từ lãi và chi phí lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát tài sản có sinh lời và theo đuổi các vốn có chi phí thấp

NIM Doanh thu từ lãi – Chi phí lãi =

Tổng tài sản sinh lời bình quân

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM): đo lường chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ dịch vụ với chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải gánh chịu (tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành…)

NNIM = Doanh thu ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi Tổng tài sản sinh lời bình quân

NIM và NNIM là các thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời, cho biết khả năng duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của chi phí.

Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào: là chỉ tiêu đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng. Nếu các nhân tố khác không đổi, chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào sẽ giảm khi sự cạnh tranh tăng lên, buộc ngân hàng phải cố gắng tìm biện pháp bù đắp chênh lệch lãi suất bị mất.

Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào =

Doanh thu từ lãi

- Chi phí lãi

Tổng tài sản sinh lời

Tỷ lệ tài sản sinh lời so với tổng tài sản: tài sản sinh lời bao gồm các khoản cho vay, các khoản cho thuê và đầu tư chứng khoán. Tỷ lệ tài sản sinh lời giảm thì ngân hàng phải làm việc tích cực hơn để duy trì mức thu nhập hiện tại.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoàn thiện phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w