5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản
Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản của BIDV
TÀI SẢN 31/12/200 8 31/12/2009 31/12/2010 Thay đổi 31/12/2010 so với 31/12/2009 Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối % Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 2.304 2.876 1,0 3.253 0,9 377 13,1 Tiền gửi tại Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam 12.621 5.680 1,9 8.110 2,2 2.430 42,8 Tiền gửi tại các TCTD
khác và cho vay các TCTD khác
29.620 40.197 13,6 57.789 15,8 17.592 43,8
Chứng khoán kinh doanh 2.025 949 0,3 1.336 0,4 387 40,8
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác
4 - 0,0 33 0,0
Cho vay khách hàng 156.870 200.999 67,8 248.898 68,0 47.899 23,8 Cho vay khách hàng 160.983 206.402 254.192
Dự phòng rủi ro cho vay
khách hàng (4.112) (5.402) (5.293)
Chứng khoán đầu tư 31.395 31.477 10,6 31.020 8,5 (457) -1,5
Góp vốn, đầu tư dài hạn 2.779 3.228 1,1 2.498 0,7 (730) -22,6 Tài sản cố định 2.009 2.304 0,8 3.496 1,0 1.192 51,7
Tài sản khác 6.894 8.721 2,9 9.834 2,7 1.113 12,8
TỔNG TÀI SẢN
246.520 296.43
2 100 366.267 100 69.835 23,6
(Nguồn: báo cáo phân tích tài chính BIDV 2010)
Tổng tài sản tại 31/12/2010 đạt 366.267 tỷ đồng, tăng trưởng ở mức 23,6% so với năm 2009 (giảm nhẹ so với tốc độ tăng trường bình quân 25% trong giai đoạn 2006 – 2010 do quy mô tổng tài sản ngày một cao và chịu tác động từ môi trường kinh doanh nhiều biến động trong năm 2010). Với quy mô tổng tài sản này, BIDV vẫn giữ vị trí thứ 2 trên thị trường nội địa, sau ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Quy mô tổng tài sản tại 31/12/2010 biến động tăng 69.835 tỷ đồng so với 31/12/2009. Các khoản mục tài sản có thay đổi lớn ảnh hưởng đến sự biến động này như sau:
trọng tiền gửi tại ngân hàng nhà nước là 2,2%, tăng so với mức 1,9% tại thời điểm 31/12/2009. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là khoản mục được duy trì để thanh toán và thực hiện dự trữ bắt buộc tại NHNN. Trong năm, Ngân hàng thực hiện tuân thủ theo quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc.
Tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác tăng 17.592 tỷ đồng. Tỷ trọng Tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác là 15,8%, tăng so với mức 13,6% tại thời điểm 31/12/2009.
Chiếm tỷ trọng 0,4% trong tổng tài sản, chứng khoán kinh doanh tăng 387 tỷ đồng. Trước diễn biến phức tạp và ít khả quan của thị trường chứng khoán trong nước, ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại các khoản mục đầu tư. Ngoài ra, ngân hàng cũng mở rộng đầu tư vào chứng khoán kinh doanh tương đối thận trọng. Đây là rất cần thiết để đảm bảo giảm thiểu rủi ro mất vốn và để quay vòng vốn một cách hiệu quả hơn.
Cho vay khách hàng (tính cả số dự phòng rủi ro) tăng 47.899 tỷ đồng. Tỷ trọng các khoản cho vay trong tổng tài sản là 68%, tương đương mức tại thời điểm 31/12/2009, thể hiện tín dụng vẫn là hoạt động chính của ngân hàng. Là hoạt động mang tính chủ đạo của ngân hàng, hoạt động tín dụng năm 2010 của BIDV được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình vốn của hệ thống. Đến 31/12/2010, tổng dư nợ cho vay khách hàng trước dự phòng rủi ro là 254.192 tỷ đồng, sau dự phòng rủi ro là 248.898 tỷ đồng.
Bảng 2.6: Bảng cơ cấu cho vay của BIDV theo loại hình cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 Chênh lệch
Tuyệt đối %
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân
Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 Chênh lệch Tuyệt đối %
Cho vay chiết khấu thương phiếu và
các giấy tờ có giá 6 2.320 (2.314) -100
Các khoản phải thu từ cho thuê tài
chính 2.830 2.878 (48) -2
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân
nước ngoài 1.015 378 637 168
Cho vay bằng vốn ODA 14.780 8.268 6.512 79
Cho vay ủy thác 2.330 539 1.791 332
Cho vay theo chỉ định và theo kế
hoạch Nhà nước 445 755 (310) -41
Các khoản phải trả thay khách hàng 295 2 293 14654
Tổng cộng 254.192 206.402 47.790 23,2
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính BIDV 2010)
Tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro đạt mức 254.192 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 2009, chủ yếu là tăng từ các khoản cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước tăng 41.228 tỷ đồng (chiếm 87% dư nợ tăng thêm), cho vay bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức tăng 6.512 tỷ đồng. Dư nợ cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá giảm gần hết. Lĩnh vực cho vay đa dạng: từ cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch…
Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ gắn với chất lượng tín dụng, tập trung ưu tiên đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu, cho các công trình trọng điểm quốc gia đồng thời kết hợp với kiểm soát chất lượng để hoạt động tín dụng được an toàn và hiệu quả.
BIDV cũng triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ lãi suất góp phần bình ổn và kích thích tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tại 31/12/2010 không có nhiều thay đổi so với thời điểm 31/12/2009
Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay của BIDV theo đối tượng khách hàng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Doanh nghiệp nhà nước 62.920 24,8 48,367 23,4
Công ty cổ phần 89.785 35,3 75,582 36,6
Doanh nghiệp tư nhân 63.243 24,9 52,929 25,6
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 8.412 3,3 7,071 3,4
Cho vay cá nhân 29.658 11,7 20,751 10,1
Cho vay khác 174 0,1 1,702 0,8
Tổng cộng 254.192 100 206,402 100
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính BIDV 2010)
Tuy nhiên, với định hướng phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ thì với dư nợ của khách hàng cá nhân chỉ chiếm 12% trong tổng dư nợ là tương đối thấp. Vì vậy cần tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường bán lẻ, đưa tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân tăng lên hơn nữa.
Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn: tỷ trọng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ (khoảng 53%), tỷ trọng dư nợ dài hạn là 31,9% tăng nhẹ so với năm trước (năm 2009 là 30,4%).
Bảng 2.8: Cơ cấu cho vay của BIDV theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ ngắn hạn 133.583 52,6 110.271 53,4 Nợ trung hạn 39.575 15,6 33.426 16,2 Nợ dài hạn 81.034 31,9 62.704 30,4 Tổng cộng 254.192 100 206.402 100
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính BIDV 2010)
Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại hình kinh doanh tại 31/12/2010: chiếm tỷ trọng lớn vẫn là cho vay ngành xây dựng 26,9% (tăng 3,7% so với cùng thời điểm năm 2009).
Bảng 2.9: Cơ cấu cho vay của BIDV theo loại hình kinh doanh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Công nghiệp chế biến 30.700 12,1 37,255 18,0
Xây dựng 68.384 26,9 47,85 23,2
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân
và gia đình 39.778 15,6 32,855 15,9
Các loại hình kinh doanh khác 115.329 45,4 88,442 42,8
Tổng cộng 254.192 100 206,402 100
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính BIDV 2010)
Để nâng cao chất lượng tài sản, BIDV cần đa dạng hoá ngành nghề cho vay, giảm cho vay xây lắp xuống dưới 15%. Nâng có tỷ trọng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ lên mức ≥30%.
Mặc dù những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2010 ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của các khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV đã được cải thiện đáng kể.
Bảng 2.10: Chi tiết phân loại nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Phân loại Tại
31/12/2010 Tỷ trọng (%) Tại 31/12/2009 Tỷ trọng (%) Tăng (giảm) Nợ đủ tiêu chuẩn 202.574 85,4 159.952 80,9 42.622 Nợ cần chú ý 28.083 11,8 32.108 16,2 (4.025) Nợ xấu 6.424 2,7 5.535 2,8 889
Nợ dưới tiêu chuẩn 3.598 1,5 3.531 1,8 67
Nợ nghi ngờ 819 0,3 864 0,4 (45)
Nợ có khả năng mất vốn 2.008 0,8 1.139 0,6 869
Cộng: 237.082 100 197.595 100 39.487
Các khoản khác (Cho vay bằng vốn ODA, cho vay uỷ thác được đánh giá là có rủi
ro thấp…) 17.110 8.807
Dư nợ tại ngày 31 tháng 12
năm 2010 254.192 206.402
Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được khống chế ở mức thấp (dưới 3%): năm 2010 tổng dư nợ tăng thêm hơn 45.419 tỷ đồng, tương đương 28%, song tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,8%, tăng nhẹ so với 31/12/2009 (là 2,75%), đây là mức thấp so với mặt bằng chung trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi, đặc biệt tiếp tục xu hướng giảm so với năm 2007.
Tỷ lệ nợ tốt (nợ nhóm 1) tăng lên từ mức 76,55 % năm 2009 lên mức 80,95% năm 2010, đồng thời tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm thêm được 4,45% xuống mức 16,25% năm 2010.
Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 giảm nguyên nhân chủ yếu là do sau đợt rà soát lại nền khách hàng theo kết quả kiểm toán quốc tế năm 2009, các chi nhánh thực hiện đánh giá lại nền khách hàng và các nhóm nợ đã phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng tại các chi nhánh. Đây là tín hiệu khả quan đối với chất lượng tín dụng của BIDV, tuy nhiên hiện nay chỉ tiêu này vẫn chưa đạt mục tiêu phấn đấu mà BIDV đề ra.
Năm 2010, ngân hàng thực hiện trích đủ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định. Tỷ lệ bù đắp rủi ro (quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu) tại 31/12/2010 đạt mức 97,6%, giảm nhẹ so với 31/12/2009 là 98,3%, cho thấy quỹ dự phòng rủi ro tín dụng có thể bù đắp tổn thất nợ xấu. Trong đó, hệ số khả năng bù đắp các khoản nợ có khả năng bị mất vốn tại 31/12/2010 là 4,74 tăng so với năm trước (31/12/2009 là 4,39) cho thấy chất lượng tín dụng được.
Trước tình hình thị trường tài chính tiền tệ chưa ổn định, trong năm 2010, Chính phủ còn tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho vay trung dài hạn (2%). Với định hướng kế hoạch tỷ trọng cho vay trung dài hạn năm 2010 là 47%, trong bối cảnh khả năng tăng trưởng vốn trung dài hạn còn khó khăn và có xu hướng giảm trong các năm gần đây, nếu đáp ứng kế hoạch này, BIDV có thể đánh đổi là tăng chi phí HĐV rất lớn làm hệ số NIM năm 2010 tiếp tục bị thu hẹp. Do vậy, BIDV cần xem xét tăng trưởng cho vay trung dài hạn trong tương quan với tăng trưởng nguồn TDH và đảm bảo yêu cầu thông tư 15.
hàng nhà nước liên quan đến cho vay hỗ trợ lãi suất tăng 1.056 tỷ đồng. Số dư khoản phải thu này tương đối lớn. Ngân hàng cần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hồ sơ của các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất để thanh toán với ngân hàng nhà nước, sớm thu hồi vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.2.3.Phân tích thu nhập và chi phí