Phương pháp Dupont

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoàn thiện phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3.3. Phương pháp Dupont

tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của các biến số để phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ và xu hướng khác nhau.

Đối với phân tích tài chính ngân hàng thương mại, người ta thường sử dụng phương pháp Dupont để phân tích khả năng sinh lời qua hai mô hình sau đây:

a. Mô hình đánh đổi giữa rủi ro và thu nhập

ROE là Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu và ROA là Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản liên hệ chặt chẽ với nhau, cả hai cùng có tử số là thu nhập sau thuế nên mối liên hệ giữa 2 chỉ tiêu này được thể hiện như sau:

ROE = ROA x Tổng tài sản bình quân Tổng vốn chủ sở hữu bình quân

Mối quan hệ này cho thấy thu nhập của ngân hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản như sử dụng nhiều nợ hơn hoặc nhiều vốn chủ sở hữu hơn. Một ngân hàng có ROA thấp có thể đạt được ROE khá cao thông qua việc sử dụng nhiều nợ và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu.

Trên thực tế, mối quan hệ giữa ROA và ROE thể hiện rõ sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận mà ngân hàng phải đối mặt. Ví dụ: nếu ngân hàng đặt mục tiêu ROE là 10% và dự kiến mức ROA là 1% thì ngân hàng cần phải có tỷ lệ tài sản/vốn chủ sở hữu là 10:1.

b Mô hình phân chia tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu

ROE = Tỷ lệ sinh lời hoạt động x Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản x vốn chủ sở hữuTỷ trọng Trong đó:

Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) = Lợi nhuận sau thuế Tổng thu từ hoạt động Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản (AU) = Tổng thu từ các hoạt động

Tổng tài sản bình quân Tỷ trọng vốn chủ sở hữu (EM) = Tổng tài sản bình quân

NPM phản ánh tính hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ; AU phản ánh chính sách quản lý danh mục đầu tư (đặc biệt là cấu trúc và thu nhập của tài sản; EM phản ánh các chính sách đòn bẩy tài chính, các vốn được lựa chọn để tài trợ cho hoạt động của ngân hàng.

Khi một trong số các tỷ số trên giảm, nhà quản lý cần tập trung và đánh giá những lý do nằm sau sự thay đổi này. Đối với hầu hết các ngân hàng, trong ba tỷ số tài chính nêu trên, EM là lớn nhất, trung bình khoảng trên 15 lần. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu là một phương pháp đo lường trực tiếp mức độ đòn bẩy tài chính của ngân hàng – bao nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra trên cơ sở 1 đồng vốn chủ sở hữu và ngân hàng phải dựa vào nguồn vốn vay nợ là bao nhiêu. Bởi vốn chủ sở hữu có chức năng bù đắp thua lỗ nên tỷ trọng này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao.

PM phụ thuộc vào mức độ kiểm soát và định hướng trong quản lý. Tỷ lệ này nhắc nhở rằng các ngân hàng có thể tăng thu nhập bằng việc kiểm soát chi phí và tối đa hoá nguồn thu. Thông qua việc phân bổ vốn của ngân hàng cho các khoản mục tín dụng và đầu tư với tỷ lệ thu nhập cao nhất tại mức rủi ro hợp lý, ngân hàng có thể tăng AU.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoàn thiện phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w