* Hiện nay nền kinh tế thị trường đã tạo nên sự cạnh tranh gay go quyết
liệt. Nó góp phần khuyến khích, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng cũng chính do sự cạnh tranh này đã dẫn đến tình trạng “tranh mua tranh bán” trên cả thị trường trong và ngoài nước. Những chính sách đổi mới của Nhà nước làm cho ngày càng có nhiều Công ty, Cơ sở thuộc tất cả các thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, trong khi sản xuất chưa thật phát triển kịp khiến cho việc cạnh tranh đã gay gắt lại càng gay gắt hơn. Trên thị trường đã xuất hiện cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy Nhà nước cần có biện pháp nhanh chóng chấm dứt tình trạng này bằng cách xem tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu nào có kinh nghiệm, uy tín trong kinh doanh và thu được hiệu quả trong kinh tế, chính trị, xã hội cao thì ưu tiên cho tổ chức đó, còn tổ chức nào không có thực lực,
mua bán lòng vòng thì cương quyết loại bỏ.
Cải cách thủ tục hành chính nói chung là một vấn đề không những của công tác xuất khẩu mà là một vấn đề của toàn bộ nền kinh tế. Các lý do của riêng việc xuất khẩu hàng hóa thủ công mỹ nghệ - Loại hàng mà được Nhà nước ưu tiên, khuyến khích xuất khẩu cho việc đơn giản hơn nữa các thủ tục hành chính
trong công tác xuất khẩu là :
+ Thủ tục hành chính đơn giản sẽ giảm bớt đi thời gian lưu kho lưu bãi của hàng hóa chờ xuất khẩu, làm giảm sự kéo dài thêm vòng quay của đồng vốn và giảm rủi ro hư hao của sản phẩm.
+ Nội dung của việc đơn giản hơn nữa các thủ tục hành chính trong công tác xuất khẩu các mặt hàng được Nhà nước khuyến khích, ưu tiên là giảm các thủ tục cũng như sự can thiệp của quá nhiều các cơ quan chức năng của Nhà nước vào việc xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp. Việc đơn giản hơn nữa các thủ tục hành chính trong công tác xuất khẩu sẽ giảm các chi phí hành chính (chi phí quản lý và cả tiêu cực phí), giảm rủi ro hư hao thất thoát của sản phẩm; kích thích quá trình cải cách hành chính ở các khâu khác và cải cách nền hành chính của bộ máy quản lý Nhà nước nói chung.
* Nhà nước cần ban hành những chính sách quy định cụ thể, rõ ràng, thống
nhất từ Trung Ương đến địa phương; tránh trường hợp “Phép vua thua lệ làng” hay “Phép vua thêm lệ làng”.
* Nhà nước cần tăng cường hợp tác tham gia vào các tổ chức kinh tế trong
khu vực và quốc tế. Tăng cường vai trò của các cơ quan ngoại giao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tích cực và chủ động tìm kiếm, thâm nhập thị trường thế giới.
* Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng và trung thực, coi đó là phương thức bảo hộ tích cực nhất cho các doanh nghiệp loại này.
* Phát triển hệ thống thông tin liên lạc, phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp; Nhà nước nên thành lập Công ty Tư vấn chuyên phụ trách công việc cung cấp thông tin và giải đáp thông tin tạo cho các doanh nghiệp có những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời.
* Cần có chính sách ưu tiên tín dụng đối với các đơn vị làm công tác xuất khẩu. Đặc biệt là xuất khẩu các loại hàng có tính thủ công mỹ nghệ, hàng hóa là sản phẩm chứ không phải là nguyên liệu, tài nguyên thô bởi những mặt hàng này không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giải quyết được rất nhiều việc làm cho số đông lao động.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp cần phải có những đổi mới nhất định về mặt tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với điều kiện mới nhằm tăng cơ hội, giảm thách thức, hạn chế rủi ro và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Tùy từng doanh nghiệp
khác nhau và tùy theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình mà có thể đưa đưa ra các biện pháp cụ thể khác nhau nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Song dù là một doanh nghiệp nào đi chăng nữa, muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì buộc doanh nghiệp đó phải coi chữ “tín”, chất lượng sản phẩm làm hàng đầu, đồng thời có được một bộ máy tổ chức gọn nhẹ, cơ động song đáp ứng được nhu cầu của công việc và kèm theo đó là các công việc khác như nắm bắt thị trường, phát triển và bảo toàn vốn …
Công ty TNHH T&V là một trong những Công ty như vậy. Trước mắt thách thức còn nhiều, khó khăn còn chồng chất. Song với những gì mà Công ty đã làm được trong thời gian qua, chúng ta có quyền hy vọng Công ty sẽ tiếp tục vững tiến trên con đường sản xuất và kinh doanh đá tự nhiên của mình.
TAØI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Bột (2003), Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
2. Nguyễn Thành Danh (2005), Thương mại quốc tế – vấn đề cơ bản, Nxb
Lao Động Xã Hội, Hà Nội.
3. Dương Hữu Hạnh (2007), Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
4. Dương Hữu Hạnh (2006), Kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất khẩu, Nxb
Thống Kê, Hà Nội.
5. Trần Hòe (2007), Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nxb Trường ĐH
Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
6. Hà Thị Ngọc Oanh (2008), Kinh tế đối ngoại – những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, Nxb Lao Động Xã Hội, Hà Nội.
7. PGS.TS Trần Chí Thành (2002), Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, Nxb Lao Động Xã Hội, Hà Nội.
8. Võ Thanh Thu (2006), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nxb Lao Động
Xã Hội, Hà Nội.
9. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Thâm nhập thị trường EU, Nxb