Tình hình sản xuất của Công ty

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm đá granite của công ty t&v vào eu (Trang 49 - 104)

a) Giới thiệu về sản phẩm

Sản phẩm đá tự nhiên của T&V rất đa dạng và phong phú, hiện tại Công ty đang khai thác và xuất khẩu các loại đá như Granite, Basalt, Cacket… và cho ra hàng ngàn mã sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm chủ lực của Công ty vẫn là khai thác đá Granite và đá Basalt. Sau đây là một số thông tin về hai loại đá chủ lực của T&V

Hình 2.5: Một số sản phẩm đá chủ lực của T&V  Đá Granite

Đá Hoa Cương (đá Granite) ra đời cùng với sự hình thành của trái đất, là một dạng của Macma lỏng phun trào ra khỏi lòng đất, khi nguội trở thành một chất có độ bền và cứng như kim cương. Đá Granite là một loại đá lửa, tên của loại đá này đã nói lên được nguồn gốc của nó. Cấu tạo của đá Granite giống như cấu tạo của nham thạch, tuy nhiên độ cứng và tỷ trọng của đã Granite có được là do sức nén mạnh với áp suất cao trong lòng đất. Trải qua hàng triệu năm, các tác

động của địa chất đã làm thay đổi bề mặt trái đất và đẩy các vỉa đá Granite lên bề mặt và làm lộ các tầng đá Granite. Với đặc thù của đá Granite là lớp ngoài lộ trên mặt đất, nên chúng được tìm thấy trên tất cả các Châu lục trên trái đất.

Granite được hình thành từ các tập tinh thể được gắn kết với nhau mà không có khe rỗng giữa chúng. Sự liên kết chặt chẽ của các tinh thể đã tạo nên đặc tính riêng biệt của Granite nên người ta có thể dễ nhận ra granite trong số nhiều loại đá.

Thành phần chính của đá Granite bao gồm: + Feldspar (50% hoặc lớn hơn)

+ Quartz (25 – 40%) + Mica (3 – 10%)

Các tỷ lệ khác nhau của các chất này tạo cho mỗi loại granite màu sắc, kết cấu và đặc tính riêng. Thêm vào đó, các khoáng chất hornblende, magnetite, hematite, pyrite, zircon, garnet, corundum và các chất khác với tỷ lệ thấp hơn tạo nên kết cấu và màu sắc riên biệt cho mỗi loại Granite.

 Đá Basalt

Đá Basalt là cũng là loại đá được khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng, ốp lát mỹ nghệ, nó được hình thành cách đây khoảng hơn 200 triệu năm.

Thành phần cấu tạo gồm: basalt đặc xít, basalt hạt mịn kết nối, basalt hạnh nhân, hyalo basalt, basalt porphyry,…

Thành phần khoáng vật: Ban tinh Plagoclase, một ít albite, epodote… Khoáng vật quặng: magnetite, ilmenit, rutine…

Màu sắc đá basalt thay đổi từ xám xanh, phớt lục tới xám lục

Đá có độ gắn kết tốt, cường độ cao có màu sắc đẹp thích hợp cho sản xuất các dạng sản phẩm cốt liệu bê tông cường lực, vật liệu ốp lát, loại đẹp có thể làm đá mỹ nghệ, trang trí có giá trị. Trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là lãnh thổ

có lượng đá bazan nhiều nhất, chúng tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Ngoài xuất việc khai thác và khẩu sản phẩm đá dùng trong xây dựng Công ty T&V còn đi khai thác lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Đây cũng được coi là một thế mạnh của T&V.

Hình 2.6: Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ của T&V b) Cơ cấu sản phẩm

Sản phẩm chủ lực của T&V là đá Granite và Đá Basalt. Basalt chiếm tỷ trọng 65% trong sản lượng khai thác mỗi năm và Granite chiếm 25%. Tuy nhiên, Granite lại mặt hàng mang về giá trị lợi nhuận cao nhất cho Công ty.

Bảng 2.7: Cơ cấu sản phẩm sản xuất của T&V trong 3 năm qua

Đvt: Tấn

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Sản phẩm

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Đá Granite 2,364.50 25.69 2,664.8 24.87 1,647.64 24.87 Đá Basalt 6,027.70 65.49 6,906.9 64.46 4,270.48 64.46 Đá Catket 541.20 5.88 821.8 7.67 508.14 7.67 Các loại khác 270.60 2.94 321.5 3.00 198.74 3.00 Tổng cộng 9,204 100.00 10,715 100.00 6,625 100.00 2.2.3.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Sản lượng và doanh thu tiêu thụ trong 3 năm qua có sự biến động rất lớn. Nguyên nhân là do sự bất ổn của nền kinh tế và sự biến động mạnh của các yếu tố kinh tế nên dẫn đến tình trạng trên:

Bảng 2.8: Sản lượng và doanh thu tiêu thụ trong 3 năm qua của T&V

2008/2007 2007/2006 Chỉ

tiêu 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %

SL

(Tấn) 9,204 10,715 6,625 -4,090 -38.17 1,511 16.42 Trị giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(USD) 814,994.82 907,047.23 859,705.56

Có sự biến động lớn như trên là do trong năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều bất ổn. Sự thay đổi giá ngày một của các yếu tố đầu vào như phí vận chuyển, chi phí nhân công, chi phí đóng gói… làm cho giá sản phẩm cũng thay đổi theo. Đây là nguyên nhân chính làm cho các khách hàng phải tạm thời ngưng kí kết hợp đồng với Công ty. Ta thấy trong năm 2007 số lượng khai thác và xuất khẩu tăng 1,511 tấn tương đương với 16.42% và doanh thu tăng 92,052.41 USD tương đương với 11.29% so với năm 2006. Nhưng năm 2008 sản lượng lại giảm 4,090 tấn tương đương 38.17% và doanh thu giảm 47,341.67 USD tương đương - 5.22% so với năm 2007. Tuy sản lượng xuất khẩu năm 2008 giảm 38.17% so với năm 2007 nhưng doanh thu chỉ giảm nhẹ ở mức 5.22%. Đây là dấu hiệu rất khả quan của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ giá trị sản phẩm của Công ty càng

ngày càng được nâng cao hơn trong tâm trí khách hàng.

2.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của T&V trong những năm qua những năm qua

2.2.4.1 Đánh giá kết quả kinh doanh của T&V trong thời gian qua

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy:

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 đạt 15,873,326,525.00 đồng tăng 2,586,465,974.54 đồng tương đương 19.47 % so vơi năm 2006. Sang năm 2008 doanh thu lại giảm xuống còn 15,732,611,748.00 đồng tức giảm 140,714,777.00 đồng tương ứng với giảm 0.89% so với năm 2007. Nguyên nhân phần lớn là do năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều biến động xấu, các yếu đầu vào của sản xuất biến đổi liên tục và thất thường kéo theo sự biến động giá từng ngày của sản phẩm đầu ra. Điều này làm cho các đối tác không mấy yên tâm khi kí kết hợp đồng với Công ty. Vì thế mà lượng đơn đặt hàng trong năm này đã giảm sút. Mặc dù vậy, Công ty vẫn cố gắng chú trọng đến việc nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khả năng bán hàng cho nên doanh

thu tiêu thụ năm 2008 giảm không đáng kể. Tốc độ tăng doanh thu năm 2007/2006 lên tới 19.5% nhưng tốc độ giảm doanh thu của năm 2008/2007 chỉ có 1%

Giá vốn hàng bán năm 2007 là 13,809,794,075.00 đồng tăng 2,515,962,558.20 đồng tương đương tăng 22.28% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 øgiá nguyên liệu đầu vào và giá nhân công tăng quá cao. Nhưng đến năm 2008 giá vốn hàng bán lại giảm 279,748,001.00 đồng tương đương với giảm 2.03% so với năm 2007. Ta thấy giá vốn hàng bán đã có sự biến động theo chiều hướng tốt. Điều này giúp cho Công ty tăng khả năng cạnh tranh về giá và giúp sản phẩm của Công ty ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn nữa.

Sự biến động của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận gộp cũng có sự biến đổi theo. Cụ thể, năm 2007 tăng 70,503,416.34 đồng tương ứng với 3.54% so với năm 2006 và năm 2008 lại tiếp tục tăng 139,033,224.00 đồng tương ứng với tăng 6.74% so với năm 2007. Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ Công ty làm ăn càng ngày càng có hiệu quả. Tuy doanh thu thuần giảm nhưng nhờ biết cách tiết kiệm chi phí, làm giảm tối đa giá vốn hàng bán đã làm cho lợi nhuận gộp của Công ty tăng liên tục trong 3 năm.

Chi phí bán hàng năm 2007 tăng 125,606,308.00 đồng tương ứng với tăng 61.22% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm này các hãng tàu đồng loạt truy thu phí THC, phí Overweight, tăng cước vận tải quốc tế một cách đột ngột làm cho chi phí bán hàng tăng đến 61%, điều này khiến Công ty không thể xử lý kịp thời với những đơn hàng đã ký kết và đã ảnh hưởng bất lợi đến kết quả kinh doanh của Công ty. Nhưng sang đến năm 2008, chi phí bán hàng lại giảm 10,697,372.00 đồng tương ứng với giảm 3.23% so với năm 2007. Đây là một dấu hiệu tích cực cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty.

Chi phí quản lý kinh doanh năm 2007 tăng 67,525,598.00 đồng tương ứng 17.27% so vơi năm 2006. Nhưng sang năm 2008, chi phí kinh doanh lại giảm 202,721,394.00 đồng tương ứng giảm 44.21% so vơi năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2007, Công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và sang năm 2008 Công ty đã cố gắng cắt bỏ những chi phí không cần thiết trong quản lý kinh doanh. Tiết kiệm tối đa chi phí nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho Công ty.

Năm 2006 và 2007 thu nhập khác của Công ty là những khoảng không đáng kể. Nhưng thu nhập khác của Công ty có sự biến động lớn ở năm 2008, tăng 69,884,588.00 đồng tương đương với 6,394.39% so với năm 2007.

Với tất cả các khoản thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra thì cụ thể lợi nhuận trước thuế và lãi vay 2007 giảm 122,878,344.66 đồng tương ứng với 8.79% nhưng đến năm 2008 lợi nhuận trước thuế và lãi vay lại tăng lên 427,149,589.00 đồng tương ứng với 33.48% so với năm 2007. Chính vì vậy mà thuế TNDD cũng tăng lên 119,601,884.92 đồng so với năm 2007.

Như vậy qua bảng phân tích trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận của T&V chưa có sự ổn định. Doanh thu của năm 2007 tăng gần 20% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm gần 9% so với năm 2006 và sang năm 2008, tuy doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng tới 33.5% so với năm 2007. Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế năm 2008 cho thấy Công ty làm ăn càng ngày càng có hiệu quả. Cần có biện pháp duy trì tình trạng này trong tương lai và tìm ra giáp pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh doanh thu xuất khẩu vào thị trường EU.

2.2.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Công thức tính: Công thức tính:

Hq/vlđ = Lợi nhuận thực hiện trong kì VLĐ bình quân

Trong đó:

VLĐ bình quân =

Theo bảng 2.8 thì hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2006 là 0.6 đồng nghĩa là bình quân cứ 1 đồng VLĐ đem ra kinh doanh đã đem lại cho Công ty 0.6 đồng lợi nhuận trước thuế. Sang năm 2007 chỉ số này giảm 0.06 đồng tương đương với giảm 9.78% so với năm 2006. Nhưng sang năm 2008 hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty lại tăng lên 0.92 đồng tương đương với tăng 0.38% so với năm 2007. Điều này có nghĩa là bình quân cứ 1 đồng VLĐ đem ra kinh doanh đã đem lại cho Công ty 0.92 đồng lợi nhuận trước thuế. Đây là một tín hiệu cho thấy Công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả và ngày một đi lên với mức lợi nhuận trước thuế ngày càng tăng cao.

VLĐ đầu kì + VLĐ cuối kì 2

Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty

Đvt: Đồng

2008/2007 2007/2006

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Giá trị % Giá trị %

Lợi nhuận trước thuế 1,398,549,559 1,275,671,215 1,702,820,804 427,149,589 33.48 -122,878,344 -8.79 Doanh thu thuần 13,286,860,550 15,873,326,525 15,732,611,748 -140,714,777 -0.89 2,586,465,974 19.47 VLĐ bình quân 2,346,771,326 2,372,656,964 1,852,923,444 -519,733,520 -21.91 25,885,638 1.10

2.2.4.3 Phân tích khả năng sinh lời Công thức tính: Công thức tính:

Rp = * 100

Lợi nhuận sau thuế (trước thuế) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu

Rr =

Tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế (trước thuế)

*100

=

ROE Vốn chủ sở hữu *100

Bảng 2.9: Phân tích về khả năng sinh lời của Công ty

Đvt: Đồng

2008/2007 2007/2006

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Giá trị Giá trị

Lợi nhuận trước thuế 1,398,549,559 1,275,671,215 1,702,820,804 427,149,589 -122,878,344 Doanh thu thuần 13,286,860,550 15,873,326,525 15,732,611,748 -140,714,777 2,586,465,974 Tổng tài sản bình quân 2,346,771,326 2,372,656,964 1,852,923,444 -519,733,520 25,885,638 Vốn chủ sở hữu bình quân 569,689,440 570,399,792 714,695,372 144,295,580 710,352 Tổng chi phí 596,236,573 789,368,479 575,949,713 -213,418,766 193,131,906

Doanh lợi doanh thu 0.11 0.08 0.11 0.03 -0.03

Doanh lợi tổng vốn 0.60 0.54 0.92 0.38 -0.06

a) Phân tích doanh lợi doanh thu

Qua bảng 2.9 phân tích ta thấy doanh lợi doanh thu không ổn định qua các năm.

Năm 2006 doanh lợi doanh thu đạt 0.11 nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần đem về cho Công ty 0.11 đồng lợi nhuận trước thuế.

Sang năm 2007 doanh lợi doanh thu lại giảm xuống chỉ còn 0.08 nghĩa là lúc này 1 đồng doanh thu chỉ đem về cho Công ty 0.08 đồng lợi nhuận trước thuế mà thôi. Nhưng đến năm 2008 thì chỉ số này lại tăng lên ở mức 0.11 bằng với năm 2006 và tăng 0.03 đồng so với năm 2007

Nhìn chung qua các năm doanh lợi doanh thu của Công ty chưa có sự ổn định nhưng đều ở mức rất cao chứng tỏ Công ty rất nổ lực trong việc nâng cao hiệu quả doanh thu. Trong thời gian tới, Công ty cần duy trì và tăng cao hơn nữa lợi nhuận trong doanh thu đạt được.

b) Phân tích doanh lợi tổng vốn

Từ số liệu phân tích được ở bảng 2.9 ta thấy:

Năm 2006 lợi nhuận trên tài sản là 0.60 nghĩa là cứ bình quân 1 đồng tài sản lưu động đem vào trong sản xuất – kinh doanh thì sẽ mang về cho Công ty 0.6 đồng lợi nhuận trước thuế

Sang năm 2007 thì cứ bình quân 1 đồng tài sản lưu động bỏ ra kinh doanh thì đem về cho Công ty 0.54 đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 0.06 đồng so với năm 2006

Nhưng đến năm 2008 thì doanh lợi tổng vốn đạt mức 0.92 nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động được bỏ ra để kinh doanh thì đem về cho Công ty 0.92 đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 0.38 đồng so với năm 2007. Đây là một dấu hiệu thay đổi theo chiều hướng hoàn toàn tốt và có lợi cho Công ty.

Với tốc độ tăng của doanh lợi tổng vốn như đã phân tích thì có thể nhận ra một điều, Công ty làm ăn càng ngày càng có hiệu quả

c) Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu

Qua bảng phân tích 2.9 trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng không được ổn định qua các năm. Cụ thể:

Năm 2006 lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 2.45 nghĩa là cứ bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh thì đã đem về cho Công ty 2.45 đồng lợi nhuận trước thuế.

Sang năm 2007 chỉ số này giảm còn 2.24 nghĩa là lúc này 1 đồng vốn chủ sỡ hữu bỏ ra chỉ còn mang về 2.24 đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 0.22 đồng so với năm 2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên đến năm 2008 thì lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu lại đạt mức là 2.38 tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sản xuất kinh doanh mang về tới 2.38 đồng lợi nhuận tăng 0.15 đồng so với năm 2007.

Qua việc phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty ta thấy như vậy là rất tốt. Vì thế, Công ty cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để làm hiệu quả sinh lời của Công ty càng ngày càng gia tăng. Sử dụng vốn tự có này giúp Công ty tăng cường tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và nâng cao uy tín đối với các đối tác.

2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu của Công ty T&V trong thời gian qua 2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty 2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty

2.3.1.1 Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô Các yếu tố kinh tế

Cùng với sự chuyển dịch cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước từ bao cấp

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm đá granite của công ty t&v vào eu (Trang 49 - 104)