2.1.4.1 Thuận lợi
Thời kì đầu mới thành lập, đối mặt với rất nhiều thách thức của thuở phôi thai nhưng công ty đã có được một điều kiện thuận lợi rất lớn, đó là sự giúp đỡ của Công ty Akiuco – Thụy Sỹ về vốn và đầu ra của sản phẩm, cũng như là sự tư vấn và truyền đạt kinh nghiệm trong việc khai thác và tiêu thụ đá hoa cương. Điều này đã giúp T&V rất nhiều trong việc tìm kiếm khách hàng và dễ dàng hơn khi giới thiệu sản phẩm của công ty đến các công trình lớn đang thi công tại Thuỵ sỹ.
Công ty T&V có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, rất phù hợp với điều kiện và đặc thù của công ty. Các bộ phận được phân định một cách rạch ròi với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Một điều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty nữa là các nhân viên chủ yếu đều là lực luợng trẻ, năng động và có trình độ chuyên môn cao. Trong tổng số nhân viên thì có hơn 70% ở trình độ đại học và 100% công nhân của công ty đều là công nhân có tay nghề cao, đã từng làm lâu năm trong nghề. Ngoài những ưu điểm kể trên, đội ngũ nhân viên của công ty còn có khả năng tiếp cận nhanh chóng sự biến đổi của thị trường, nhạy bén trong khâu tiêu thụ và kí kết hợp đồng.
Xu hướng hiện nay của thế giới nói chung là xây dựng các công trình mang dáng vẻ tự nhiên và cổ xưa cho nên nhu cầu sử dụng đá tự nhiên ngày càng tăng. Đây là cơ hội để công ty tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trãi qua gần 10 năm hoạt động, công ty T&V đã nhanh chóng khẳng định vị trí và chỗ đứng của mình trên thị trường, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, tạo được uy tín và tên tuổi trong ngành khai thác đá tự nhiên nói riêng và trên các thị trường xuất khẩu của T&V nói chung.
2.1.4.2 Khó khăn
Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong nền kinh tế chứa đầy những nhân tố bất ổn như hiện nay làm cho T&V gặp phải muôn vàn khó khăn. Bao gồm những khó khăn điển hình như:
Khó khăn đầu tiên và chính yếu nhất mà T&V gặp phải từ khi thành lập đến nay là khó khăn về mặt luật pháp. Sự thay đổi quá nhanh chóng và không có lộ trình trong các quy định về xuất khẩu làm cho công ty không thể nắm bắt kịp thời, điều đó làm cho công ty gặp rất nhiều trở ngại khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.
Mặt dù giá thành sản phẩm của công ty thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực nhưng do cước vận chuyển quá cao và thời gian vận chuyển quá
dài đã làm cho sản phẩm xuất khẩu của công ty gặp rất nhiều bất lợi khi cạnh tranh với sản phẩm của các nước xuất khẩu khác và sản phẩm của thị trường nội địa. Bên cạnh đó công ty còn thường gặp phải nhiều vấ đề bất cập nảy sinh gây ảnh hưởng bất lợi đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như việc các hãng tàu đồng loạt truy thu phí THC, phí overwight, tăng cước vận chuyển quốc tế một cách đột ngột khiến công ty không thể xử lý kịp thời với những đơn hàng đã kí kết…
Với cơ chế của nền kinh tế thị trường, công ty không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành trong việc tìm kiếm và khai thác các mỏ đá tự nhiên. Sự bùng nổ của các doanh nghiệp trong cùng ngành, bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước lẫn tư nhân làm cho thị trường ngành khai thác và xuất khẩu đá tự nhiên ngày càng thu hẹp lại…
Công tác khai thác và thi công phụ thuộc vào số lượng đơn đặt hàng và số lượng hợp đồng kí kết được trong năm và mang tính chất thời vụ cho nên, vấn đề giải quyết việc làm thường xuyên cho công nhân trong công ty đôi khi gặp nhiều khó khăn.
Một khó khăn nữa mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay đang gặp phải và T&V cũng không nằm ngoài phạm vi đó là, lạm phát tăng cao, diễn biến xấu và tác động của kinh tế thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã khó khăn càng khó khăn hơn, biểu hiện trên các mặt như: vốn ít và tiếp cận khó, trong điều kiện thắt chặt tín dụng vốn càng ít nhưng lãi suất lại cao (đáp ứng vốn giảm một mức từ 50% yêu cầu xuống 30%, lãi suất từ 10% lên 21%/năm). Lạm phát tăng cao, nguyên liệu, vận tải dịch vụ đều tăng nhanh làm cho chi phí tăng, giá thành tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm, sức mua kém…
Tập trung mọi nguồn lực hiện có để tổ chức tìm kiếm và khai thác các mỏ đá có chất lượng tốt, mang lại giá trị kinh tế cao. Xây dựng hệ thống thông tin nhạy bén để tìm kiếm các công trình xây dựng có quy mô và tầm cở thế giới, tạo công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên.
Tìm mới các mỏ đá tự nhiên nằm sâu trong lòng đất có chất lượng cao và trữ lượng lớn. Đầu tư đổi mới công nghệ, trang bị máy móc hiện đại, tiến tới mở rộng quy mô hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới.
Chú trọng hơn nữa trong việc gây dựng các mối quan hệ, liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong cùng ngành để học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm cùng cố cho đơn vị mình ngày càng phát triển lớn mạnh.
Để tăng nguồn vốn sử dụng trong năm, công ty tranh thủ chiếm dụng các nguồn vốn bên ngoài để mở rộng quy mô kinh doanh. Nhưng điều chủ yếu muốn hướng tới đó là kinh doanh có hiệu quả. Từ đó, làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực tự chủ về tài chính.
Công ty có kế hoạch tìm kiếm và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Singapo, Úc và Bắc Mỹ. Mục đích của việc tìm kiếm thị trường mới là nhằm khắc phục tính kinh doanh theo thời vụ của các thị trường hiện tại và nâng cao doanh số xuất khẩu.
Về mặt xã hội, Công ty cố gắng kinh doanh có hiệu quả để tăng thu nhập cho công nhân, ổn định việc làm, tăng ngân sách nộp cho Nhà nước. Đồng thời gây quỹ ủng hộ các gia đình chính sách, những nơi gặp thiên tai gây ra những mảnh đời bất hạnh. Để hạn chế những rủi ro trong việc khai thác và sản xuất, Công ty đã có kế hoạch trang bị tốt hơn các đồ bảo hiểm cho người lao động. Đặc biệt, Công ty có kế hoạch xây dựng biện pháp xử lý chất thải do quá trình khai thác và sản xuất gây ra làm ô nhiễm môi trường – là vấn đề đáng báo động hiện nay.
Về kế hoạch dài hạn của Công ty trong thời gian tới là đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn như đã đăng kí trong giấy phép kinh doanh
2.2 Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty T&V 2.2.1 Đánh giá năng lực sản xuất của Công ty 2.2.1 Đánh giá năng lực sản xuất của Công ty
Bảng 2.1: Phân tích tình hình tài sản của Công ty Đvt: Đồng 2008/2007 2007/2006 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % A. TAØI SẢN LƯU ĐỘNG 2,346,771,326 2,398,542,603 1,307,304,285 -1,091,238,318 -83.47 51,771,277 2.21 1-Tiền 503,892,408 789,406,714 1,265,536,392 476,129,678 37.62 285,514,306 56.66 + Tiền mặt 453,213,454 710,638,709 298,398,157 -412,240,552 -138.15 257,425,255 56.80 + Tiền gửi ngân hàng 50,678,954 78,768,005 967,138,235 888,370,230 91.86 28,089,051 55.43 2- Các khoản phải thu 1,842,678,918 1,596,653,133 41,567,893 -1,555,085,240 -3,741.07 -246,025,785 -13.35 + Phải thu của khách hàng 1,825,678,864 1,569,734,626 0 -1,569,734,626 - -255,944,238 -14.02
+ Trả trước cho người bán 0 0 0 0 - 0 -
+ Thuế GTGT được khấu trừ 6,543,322 9,155,192 41,567,893 32,412,701 77.98 2,611,870 39.92 + Các khỏan phải thu khác 10,456,732 17,763,315 0 -17,763,315 - 7,306,583 69.87
3- Hàng tồn kho 200,000 200,000 200,000 0 - 0 -
4- Tài sản lưu động khác 0 12,282,756 0 -12,282,756 - 12,282,756 -
B- TAØI SẢN CỐ ĐỊNH 0 0 0 0 - 0 -
Bảng 2.2: Phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty Đvt: Đồng 2008/2007 2007/2006 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % A. Nợ phải trả 1,777,081,886 1,827,432,458 449,023,685 -1,378,408,773 -75.43 50,350,572 2.83
1- Phải trả cho người bán 1,777,081,886 1,827,432,458 156,040,618 -1,671,391,840 -91.46 50,350,572 2.83
2- Người mua trả tiền trước 0 0 180,151,720 180,151,720 100.00 0 -
3- Thuế và các khỏan PNNN 0 0 112,831,347 112,831,347 100.00 0 -
B. Vốn chủ sởû hữu 569,689,440 571,110,145 858,280,600 287,170,455 50.28 1,420,705 0.25
1- Nguồn vốn kinh doanh 500,000,000 500,000,000 500,000,000 0 - 0 -
2- Lãi chưa sử dụng 69,689,440 71,110,145 358,280,600 287,170,455 403.84 1,420,705 2.04
Bảng 2.3: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đvt: Đồng 2008/2007 2007/2006 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 13,286,860,550 15,873,326,525 15,732,611,748 -140,714,777 -0.89 2,586,465,974 19.47
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 - 0 -
3. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 13,286,860,550 15,873,326,525 15,732,611,748 -140,714,777 -0.89 2,586,465,974 19.47 4. Giá vốn hàng bán 11,293,831,516 13,809,794,075 13,530,046,074 -279,748,001 -2.03 2,515,962,558 22.28 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dv 1,993,029,033 2,063,532,450 2,202,565,674 139,033,224 6.74 70,503,416 3.54 6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 414,339 414,339 5,227,350 4,813,011 1,161.61 0 - 7. Chi phí bán hàng 205,180,142 330,786,450 320,089,078 -10,697,372 -3.23 125,606,308 0.61 8. Chi phí quản lý kinh doanh 391,056,431 458,582,029 255,860,635 -202,721,394 -44.21 67,525,598 17.27 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kd 1,397,206,799 1,274,578,310 1,631,843,311 357,265,001 28.03 -122,628,489 -8.78 10. Thu nhập khác 1,342,760 1,092,905 70,977,493 69,884,588 6,394.39 -249,855 -18.61
11. Chi phí khác 0 0 0 0 - 0 -
12 Lợi nhuận khác 1,342,760 1,092,905 70,977,493 69,884,588 6,394.39 -249,855 -18.61 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,398,549,559 1,275,671,215 1,702,820,804 427,149,589 33.48 -122,878,344. -8.79 14. Chi phí thuế TNDN 391,593,876 357,187,940 476,789,825 119,601,884 33.48 -34,405,936 -8.79
2.2.1.1 Phân tích sự biến động về tài sản của công ty
Qua bảng phân tích về cơ cấu vốn của Công ty ta nhận thấy tổng tài sản có sự biến động qua từng năm. Năm 2007 tăng 51,771,277 đồng tương ứng với 2.21% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 tổng tài sản lại giảm 1,091,238,318 đồng tương ứng với 83.47% so với năm 2007. Nguyên nhân là do:
Tài sản ngắn hạn năm 2007 tăng 51,771,277 đồng tức tương ứng với mức tăng là 2.21% so với năm 2006 và năm 2008 lại giảm 1,091,238,318 đồng tương ứng với 83.47% so với năm 2007. Trong đó:
+ Tiền tăng liên tục trong 3 năm. Năm 2007 tăng 285,514,306 đồng tương ứng với 56.66% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 476,129,678 đồng tương ứng với 37.62%. Vì Công ty đã rút lượng tiền mặt để đem gửi tiết kiệm nên tỷ lệ tiền gửi ngân hàng của năm 2008 tăng 91.86% so với năm 2007 và năm 2007 tăng 55.43% so với năm 2006.
+ Các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn. Năm 2007 đạt 1,569,734,626 đồng về mặt giá trị giảm 255,944,238 đồng tương đương 14.02% so với năm 2006. Sang năm 2008 lại tiếp tục giảm 100% so với năm 2007. Điều này cho thấy tình hình thu hồi Công nợ của công ty là rất tốt.
+ Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tài sản ngắn hạn, có thể nói Công ty gần như không dự trữ hàng. Sắp tới Công ty cần quan tâm đến việc sản xuất và dự trữ sẵn hàng để phòng trong trường hợp quá tải đơn đặt hàng. Công ty không có tài sản dài hạn. Hay nói cách khác, tài sản của Công ty chỉ bao gồm tài sản lưu động.
Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn thì nhìn chung tổng nguồn vốn có sự biến động qua các năm, đặc biệt là năm 2008 giảm 43.5% so với năm 2007. Nguyên nhân là do:
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tỷ trọng của vốn chủ sỡ hữu trong tổng nguồn vốn của Công ty. Năm 2007 tổng nợ phải trả là
1,827,432,458 đồng tăng 50,350,572 đồng so với năm 2006 tương đương tăng
2.83%. Vì trong năm này không có các khoản phải trả khác nên tổng nợ phải trả cũng chính là khoảng phải trả cho người bán. Sang năm 2008 thì tổng nợ phải trả lại giảm 1,378,408,773 đồng tức giảm 75.43% so với năm 2007. Trong đó:
+ Phải trả người bán trong năm 2008 giảm 1,671,391,840 đồng tương đương với 91.46%. điều này chứng tỏ trong năm Công ty thực hiện rất tốt tình hình thanh toán công nợ cho người bán.
+ Cũng trong năm 2008, việc người mua trả trước tiền hàng làm cho tổng nợ phải trả tăng lên 180,151,720 đồng tương ứng là 100% so với năm trước. Vì các năm trước không có khách hàng nào trả tiền hàng trước cho Công ty.
Năm 2007 tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt 571,110,145 đồng tăng 1,420,705 đồng tức tăng 0.25% so với năm 2006. Sang năm 2008 đạt 858,280,600
đồng so với năm 2007 tăng 287,170,455 đồng tương ứng với mức tăng 50.3%. Nguyên nhân là do nguồn vốn kinh doanh không tăng nhưng lãi chưa sử dụng tăng rất nhanh trong năm 2008, đạt giá trị 358,280,600 đồng tăng so với năm 2006 287,170,455 đồng tương ứng với 50.28%.
Nhìn chung ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu trong hai năm 2006 và 2007 chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng nguồn vốn của công ty, nhỏ hơn tổng nợ phải trả. Nhưng nợ phải trả có xu hướùng giảm còn vốn chủ sở hữu lại luôn tăng đây và đến năm 2008 thì vốn chủ sở hữu đã lớn hơn nợ phải trả gần gấp 2 lần là 1
dấu hiệu tốt. Vì vậy, qua mỗi năm không những công ty giữ vững mức ổn định mà còn có những biện pháp tăng vốn chủ sở hữu và làm giảm nợ phải trả.
2.2.2 Tình hình lao động
Hình 2.3: Một số hình ảnh về nhân viên và người lao động của T&V
Lao động là một trong những nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong mọi sáng tạo và nó cũng là yếu tố quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất đồng thời thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Và đối với T&V thì lực lượng lao động lại càng đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của Công ty. Sản phẩm của Công ty có được vị trí như ngày hôm nay là hoàn toàn nhờ vào bàn tay khéo léo và cần mẫn của hơn 300 công nhân đang làm việc tại các mỏ. Vì vậy T&V không ngừng quan tâm đến đội ngũ lao động.
Đvt: Người 2008/2007 2007/2006 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % Bộ phận trực tiếp 250 315 260 -55 -17.46 65 26.00 Bộ phận gián tiếp 8 8 8 - - - -
Bảng 2.5: Thu nhập bình quân (đồng/người/tháng) của T&V trong 3 năm qua
Đvt: Ngàn đồng 2008/2007 2007/2006 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % BP. Trực tiếp 2,480 2,640 3,080 440 16.67 160 6.45 BP.Gián tiếp 2,300 2,410 2,618 280 8.63 110 4.78
Một điều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty là các nhân viên chủ yếu đều là lực lượng trẻ, năng động và có một trình độ chuyên môn cao. Trong tổng số cán bộ thì có 75% ở trình độ đại học và được tuyển chọn, bố trí sắp xếp theo đúng chuyên nghành nên đã phát huy tốt kiến thức đã học, rút ngắn thời gian thử việc, tạo tấm lý tốt với người lao động. Toàn bộ 100% công nhân