Các nhân viên phụ trách xuất khẩu sẽ làm các báo cáo về thị trường mà
mình phụ trách (cập nhật theo định kỳ) với các nội dung cơ bản sau:
Các thông tin đại cương về thị trường: diện tích, dân số, ngôn ngữ, … Các thông tin chi tiết về môi trường hoạt động cho mặt hàng đá tự nhiên + Môi trường văn hoá xã hội: ghi nhận lại nền văn hoá các nước EU, đặc biệt là Thụy Sỹ, Hà Lan, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha để có thái độ đúng đắn trong đàm phán, biết được loại sản phẩm yêu cầu, hình thức chiêu thị được chấp nhận,… + Môi trường cạnh tranh: tình hình cạnh tranh cuả các chủng loại sản phẩm trên thị trường, giá cả, hệ thống phân phối đặc trưng cuả hàng hoá, đối thủ cạnh tranh chính, các phương thức chiêu thị mà đối thủ cạnh tranh sử dụng.
+ Môi trường kinh tế: nghiên cứu tốc độ tăng GDP, GNP, hệ thống ngân hàng, tỷ giá hối đoái,…
+ Môi trường pháp luật – chính trị: chủ yếu xem xét thái độ cuả EU đối với đá tự nhiên nhập khẩu từ các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan
và Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu thêm về thủ tục nhập khẩu vào EU, mức thuế nhập khẩu đá tự nhiên,…
+ Các thông tin chi tiết về môi trường hoạt động luôn thay đổi từng ngày từng giờ nên các cán bộ tiếp thị phải luôn thường xuyên cập nhật thông tin theo định kỳ.
Nguồn thông tin thu thập: Thông tin bên trong:
+ Báo cáo kim ngạch xuất khẩu đá các loại cuả công ty.
+ Các báo cáo sau công tác cuả các cán bộ được phân công tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành ở nước ngoài, các chuyến khảo sát thị trường,…
Thông tin bên ngoài:
+ Niên giám thống kê, nguồn cuả Bộ thương mại về tình hình thương mại chung giữa Việt Nam và EU, trong đó quan tâm nhiều nhất đến việc xuất khẩu đá tự nhiên.
+ Sách báo, tạp chí chuyên san về đá và các công trình sử dụng đá tự nhiên, các catalogue, brochure của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực.
+ Thông tin từ các Đại sứ quán, lãnh sự quán, Cơ quan tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài và cuả các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam.
+ Thông tin truy cập từ Internet.