Các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm đá granite của công ty t&v vào eu (Trang 95 - 100)

của Công ty T&V sang EU trong thời gian tới

Để thực hiện mục tiêu định hướng của Công ty đề ra, Công ty phải đánh giá đúng mặt mạnh, yếu của mình để từ đó đề ra các giải pháp nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh tạo ra những bước đi vững chắc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được hiệu quả ngày càng cao. Sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Công ty T&V trong thời gian tới :

Hoạt động kinh doanh của Công ty phải xuất phát từ nhu cầu thị trường; nắm bắt được nhu cầu của thị trường là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh bởi xuất khẩu là chức năng chủ yếu của Công ty. Thực tế trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty mang nhiều tính thụ động, ngoài những khách hàng truyền thống, Công ty còn rất lúng túng trong việc mở rộng quan hệ với những khách hàng mới mà đặc biệt là thị trường nội địa, chưa hình thành được mặt hàng kinh doanh chủ yếu phục vụ từng khu vực, từng thị trường nên thường bị động trong khâu sản xuất. Nguyên nhân chính là do Công ty chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu về thị trường. Để tạo thế chủ động trong kinh doanh, nắm bắt, thâm nhập thị trường đạt kết quả cao, Công ty cần thực hiện các vấn đề sau :

* Tổ chức nghiên cứu thị trường, cung cấp xử lý thông tin kịp thời, chính

xác.

Đây chính là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động Marketing. Trong thời gian qua, vấn đề này chưa được sự quan tâm đúng mực của Công ty. Để việc nghiên cứu thị trường được thuận lợi thì Công ty phải có đội ngũ chuyên viên nghiên cứu thị trường có trình độ, khả năng xử lý thông tin, dự báo nhu cầu một cách chính xác. Nghiên cứu thị trường có hiệu quả sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thể hiện qua việc :

- Tạo ra bầu không khí thuận lợi cho việc bán hàng.

- Có điều kiện để chinh phục được những khách hàng khó tính. - Tạo ra hình ảnh tốt đẹp đối với khách hàng.

- Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh trong việc tổ chức hoạt động của họ.

- Qua việc nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho Công ty xây dựng được chiến lược kinh doanh và các biện pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu đặt ra một cách tốt nhất.

Việc nghiên cứu thị trường phải nêu bật được các nội dung chủ yếu sau :

+ Nhận biết được triển vọng của thị trường đang xem xét, cắt bớt những thị trường kém hấp dẫn để tìm ra thị trường mục tiêu.

+ Sắp xếp được các thị trường đã nghiên cứu, lựa chọn đưa ra chế độ ưu tiên thích hợp, việc sắp xếp phải dựa vào nhiều nhân tố như : tỷ trọng thị trường, khả năng thanh toán, triển vọng tiêu thụ …

+ Thiết lập kênh phân phối một cách hợp lý.

Sau khi nghiên cứu thị trường, đưa ra các mục tiêu, chiến lược kinh doanh, T&V cần phải thiết lập hệ thống kênh phân phối hợp lý nhằm giúp việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi nhất phù hợp với thực trạng kinh doanh của mình.

 Đa dạng hóa thị trường

Đây là giải pháp hữu hiệu nhằm phân tán rủi ro, tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, và khắc phục được tình trạng kinh doanh theo mùa vụ như hiện nay. Nếu Công ty có nhiều thị trường như vừa ở Châu Âu vừa ở Châu Á, Đông Nam Á thì với sự khác biệt về thời tiết khí hậu ở các khu vực này sẽ giúp Công ty có thể duy trì dịp độ hoạt động ổn định trong cả năm. Mặt khác ở thị trường Châu Âu trong suốt một thời gian dài vừa qua rất nhiều khách hàng ở khu vực này đã bỏ dở hợp đồng, không nhận hàng của Công ty nữa hoặc nhận với số lượng rất ít so với hợp đồng đã ký. Trước tình cảnh đó Công ty không sớm đa dạng hóa thị trường thì việc kinh doanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó một khi Công ty có được nhiều thị trường thì lúc đó Công ty sẽ có điều kiện, có quyền lựa chọn thị trường nào tối ưu nhất cho Công ty để thực hiện và lúc đó thì hiệu quả kinh doanh sẽ là cao nhất.

Công ty phải luôn thay đổi mẫu mã, không ngừng nâng cao chất lượng của hàng hóa sao cho phục vụ được các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Những mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm phải được nghiên cứu, thiết kế dựa vào kết quả của việc nghiên cứu thị trường sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết, thị hiếu, sở thích, tập quán tiêu dùng của khách hàng ở từng khu vực.

Việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ góp phần khai thác hết khả năng sản xuất. Nguyên liệu sẽ được tận dụng hơn tạo giá thành của sản phẩm thấp hơn khiến sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

 Xác định mặt hàng nào là mặt hàng chủ lực, truyền thống của Công ty

Đi đôi với việc đa dạng hóa sản phẩm, Công ty phải xác định được đâu là mặt hàng chính để tập trung lợi thế của Công ty cũng như định hướng kinh doanh lâu dài.

 Chủ động nắm bắt nguồn hàng kinh doanh

Để chủ động kinh doanh, Công ty phải chủ động về nguồn nguyên liệu, công nhân lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất. Tránh tình trạng có đơn đặt hàng với số lượng hàng nhiều, thời gian ngắn mà không thực hiện được bởi không chủ động nắm bắt được nguồn hàng của mình.

 Không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tổ chức khai thác vốn từ những nguồn khác nhau

Nâng cao hiệu quả nguồn vốn có sẵn của Công ty : ưu tiên vốn cho các

mặt hàng chủ lực để tăng vòng quay của vốn.

Khai thác nguồn vốn bên ngoài. Tận dụng tối đa các khoản công nợ chiếm

dụng được của khách hàng : đó là tiền ứng trước để làm hàng.

Đa dạng hóa phương thức thanh toán, kết hợp với sử dụng đồng vốn thanh

 Không ngừng nâng cao uy tín của Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảm bảo uy tín của Công ty bằng chữ “tín” trong kinh doanh và “chất

lượng” trong sản xuất .

 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới

Công ty phải xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình gồm : chiến lược về thị trường, chiến lược về quản lý, về nhân sự, chiến lược tài chính, chiến lược

kinh doanh và chiến lược quốc tế.

Trong thời gian qua Công ty chưa có chiến lược kinh doanh tổng thể, do vậy hoạt động của Công ty thường mang tính thụ động và phải chịu nhiều sự chi phối từ bên ngoài. Trong thời gian tới Công ty phải xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn cũng như dài hạn, xây dựng hệ thống các mục tiêu và biện pháp cụ thể để làm mục đích phấn đấu và đó cũng là đường lối để đạt được mục đích ấy.

Với chiến lược kinh doanh, những giai đoạn, công việc cụ thể trong quá trình kinh doanh sẽ rất rõ ràng, hướng quá trình kinh doanh đi vào quỹ đạo hoạt động thống nhất nhằm đạt được mục tiêu. Ngoài ra chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho Công ty giải quyết nhanh gọn những khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp Công ty nắm bắt thời cơ, đưa ra chiến lược cạnh tranh với các đối thủ khác.

 Không ngừng hoàn thiện các nghiệp vụ xuất khẩu - Tính toán giá cả.

- Phương thức thanh toán.

- Ký kết hợp đồng. - Xuất, giao hàng hóa.  Xây dựng đội ngũ cán bộ

Về chiến lược con người Công ty phải đặc biệt coi trọng, bởi tất cả các mục đích của hoạt động sản xuất hay kinh doanh đều để phục vụ cho con người và cũng đều do con người thực hiện. Trong cơ chế thị trường để đảm bảo mọi hoạt động có hiệu quả cần phải có đội ngũ giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể đảm đương mọi nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ quan trọng của T&V là lên kế hoạch cụ thể về đào tạo cũng như tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, bố trí sắp xếp công việc cho nhân viên trong Công ty sao cho để mọi người có thể học hỏi và giúp đỡ được lẫn nhau trong công việc. Bên cạnh đó T&V cần phải tạo được sự nhất trí cao độ trong cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho họ dồn toàn tâm, toàn lực vào công việc của

Công ty.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm đá granite của công ty t&v vào eu (Trang 95 - 100)