Ngày nay, Việt Nam đang hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, những khó khăn ngày hôm trước như thiếu hàng, thiếu cơ chế, thiếu thông tin không còn nữa. Thị trường đã rộng mở hơn, sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, thử thách sẽ nhiều hơn, nhiều doanh nghiệp mới sẽ ra đời, nhiều Công ty siêu Quốc Gia sẽ có mặt ở Việt Nam. Qua gần mười năm hoạt động kinh doanh của Công ty T&V, chúng ta vừa ôn lại bài học cũ, vừa gấp rút cho việc chạy đua sắp tới trong sản xuất kinh doanh :
1. Bài học thứ nhất là : Công tác tổ chức cán bộ .
Công ty luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ với ý thức con người là nhân tố quyết định tất cả. Trước hết Công ty lo một cách thiết thực đó là tạo công ăn việc làm cho anh chị em cán bộ, công nhân trong Công ty: đảm bảo thu nhập ngày một cao và ổn định tương xứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra; chăm lo xây dựng đoàn kết nội bộ. Luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nghề nghiệp và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng cách khuyến khích học tập kể cả ngoại ngữ; có chương trình rõ ràng, dành chi phí hợp lý cho
đào tạo và đào tạo lại. Kết hợp ưu đãi trong đời sống, tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ tay nghề với việc ký kết thời hạn lao động tối thiểu với Công ty đã tạo cho Công ty một đội ngũ cán bộ, công nhân vừa giỏi vừa an tâm công tác. Công ty không phải lo lắng nhiều về đội ngũ thợ, thầy.
2. Bài học thứ hai là : Kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quyết
định sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Trong quan hệ chữ “tín” được Công ty đưa lên hàng đầu.
Trong sản xuất: Chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng là yếu tố luôn luôn được quan tâm sâu sắc.
Phương châm kinh doanh là bám thị trường, bám khách hàng, giữ vững những mặt hàng truyền thống và bạn hàng tin cậy đồng thời không ngừng tìm kiếm các khách hàng mới và thị trường mới.
Giữ được uy tín và bám lấy khách hàng cùng với sự phát triển không ngừng về mẫu mã, chủng loại trong khi chất lượng luôn ở đỉnh cao nên doanh số kinh doanh của Công ty không ngừng được nâng cao, năm sau tăng nhanh hơn năm trước.
3. Bài học thứ ba là : Thường xuyên chăm lo tạo vốn, bảo toàn và phát triển vốn
cho Công ty.
Trong thực hiện kế hoạch, chú trọng hiệu quả, đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Tranh thủ vốn bên ngoài để mở rộng và phát triển vốn kinh doanh.
Từ số vốn nhỏ ban đầu, công ty đã có chính sách gây dựng và phát triển vốn cho hoạt động của Công ty. Sau gần mười năm hoạt động, vốn điều lệ không thay đổi nhưng Công ty đã có số vốn thực tế rất nhiều so với ban đầu thành lập.
4. Bài học thứ tư là : Giữ chữ “Tín” trong kinh doanh.
Giữ gìn chữ “tín” trong kinh doanh, sòng phẳng và có chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ buôn bán là phương châm hoạt động của Công ty trên thị trường.
Nhờ vậy, trong từng năm xây dựng và phát triển, Công ty đã xây dựng một mạng lưới bạn hàng rộng khắp.
Bên cạnh đó Công ty luôn tôn trọng và chấp hành nghiêm pháp luật. Chính nhờ vậy đã giúp Công ty tồn tại và phát triển vững vàng. Qua các đợt kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất, Công ty đều được đánh giá là đơn vị làm ăn nghiêm túc và có hiệu quả thật sự.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CHO CÔNG TY T&V TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Triển vọng và phương hướng phát triển của lĩnh vực sản xuất đá xuất
khẩu tại Công ty TNHH T&V
Trong những năm gần đây lĩnh vực sản xuất đá xây dựng và đá mỹ nghệ phát triển mạnh ở trong nước cũng như ở các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia…, ở các nước này lĩnh vực sản xuất đá xây dựng và trang trí đã phát triển thành những Công ty lớn mạnh, có nhiều đại lý hay chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới như các công ty Natural Stone của Trung quốc, công ty Indogranito của Indonesia… có hệ thống bán hàng trên toàn thế giới, trên
mạng Internet.
Đối với nước ta đây là ngành sản xuất mới ra đời và khá non trẻ do đó cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất hầu như là chưa có, cũng có một vài doanh nghiệp nhập máy móc thiết bị của nước ngoài nhưng do không điều tra kỹ nên máy móc nhập về không đồng bộ hoặc máy ở thế hệ cũ do đó sản phẩm làm ra chất lượng kém dẫn đến không tiêu thụ được. Mặt khác là ngành sản xuất non trẻ nên thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng. Nhưng đây là một ngành sản xuất có nhiều triển vọng phát triển tốt trong thời gian tới, điều đó được thể hiện qua các điểm sau :
* Đất nước ta có trữ lượng đá Granit và Basalt rất lớn, đại đa số là lộ thiên, rất thuận lợi cho việc khai thác. Về tiêu chuẩn chất lượng như độ chịu lực, lượng tạp chất, độ tuổi của đá, trọng lượng riêng … đá của ta thuộc vào loại tốt nhất so với các nước trong khu vực và một số nước đang khai thác loại tài nguyên này, đáp ứng được nhu cầu tính “ bền vững “ của đá và có thể sử dụng rộng rãi cho những công trình đòi hỏi tính đồng bộ và tính năng chịu lực cao của sản phẩm . Mặt khác đá của ta lại rất phong phú về màu sắc như có màu đỏ, vàng, xám, xanh đen, xám hồng, tím, … nên sản phẩm làm ra không những chỉ đa dạng về hình thức mà còn phong phú về màu sắc, đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của khách hàng, giúp nhà xây dựng thực hiện đúng ý đồ kiến trúc của mình .
* Nguồn nhân công lao động của nước ta vừa dồi dào vừa chịu khó mà vô cùng khéo léo. Các nghệ nhân có thể tạo ra những sản phẩm đòi hỏi sự tinh xảo hay mang tính thẩm mỹ nghệ thuật cao, các công nhân kỹ thuật có thể sản xuất ra hàng ngàn tấn sản phẩm giành cho xây dựng mà đòi hỏi về độ chính xác cực kỳ nghiêm ngặt.
* Do có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công lao động tài hoa, khéo léo nhưng chi phí cho nhân công lại khá rẻ so với các nước khác nên giá thành sản phẩm làm ra khá hấp dẫn đối với các khách hàng, sản phẩm mang được tính cạnh tranh cao.
* Khai thác, sản xuất và xuất khẩu đá tự nhiên dùng cho xây dựng và mỹ nghệ là ngành hàng được Nhà nước khuyến khích phát triển nên ngành hàng này có được những ưu đãi nhất định như thuế suất của mặt hàng đá xuất khẩu bằng 0% đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh nghành hàng này có thêm điều kiện để cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
* Thị trường của sản phẩm đá tự nhiên là rất lớn và có nhiều triển vọng để phát triển. Lớn vì phạm vi tiêu thụ trải khắp từ châu Âu đến châu Á, lớn vì chủng loại đa dạng và lớn vì số lượng tiêu thụ rất nhiều.
Trong thời gian qua Công ty đã có mối quan hệ làm ăn thường xuyên và với số lượng hàng hóa lớn với các nước như Thụy Sỹ, Đức, Áo, Hà Lan ở châu Aâu hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan ở châu Á. Nay lại mới có thêm 3 Công ty lớn, một của Đan Mạch và hai của Bỉ mới được ký kết hợp đồng thông qua hội chợ triển lãm quốc tế về lĩnh vực đá tự nhiên vừa qua ở CHLB Đức
Bên cạnh đó nhờ sản phẩm của Công ty vừa đa dạng mà giá cả lại tương đối phù hợp với người tiêu dùng nên trong thời gian qua Công ty đã bán được một số lượng lớn hàng hóa; sản phẩm dần dần chiếm được tình cảm của khách hàng mà thể hiện rõ nhất đó là Công ty là một trong những khách hàng ở Việt Nam
được chính thức mời tham dự hội chợ triển lãm tại CHLB Đức hồi tháng 5 năm 2008. Số lượng sản phẩm xuất khẩu vừa qua của Công ty ngày càng lớn.
Tuy là ngành sản xuất mới ra đời nhưng sau một vài năm đi vào sản xuất, ở một vài địa phương đã có sự phân công lại thị trường lao động sản xuất đá trong khu vực các tỉnh miền trung như Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi… Một bộ phận lớn lao động chuyển hẳn sang làm nghề sản xuất đá chuyên nghiệp, điều đó đã làm cho ngành sản xuất này ngày càng đi vào chuyên môn hóa cao dẫn đến năng suất lao động không ngừng được cải thiện, trình độ tay nghề của công nhân ngày càng phát triển nên thu nhập của công nhân năm sau cao hơn năm trước cũng là điều dễ hiểu và chất lượng của sản phẩm luôn giữ được ở đỉnh cao, đảm bảo được uy tín của Công ty trên từng sản phẩm.
3.1.2 Những định hướng phát triển và mục tiêu sản xuất kinh doanh trong thời gian tới thời gian tới
3.1.2.1 Định hướng phát triển
Trong những năm tới, kinh tế trong nước đòi hỏi phải duy trì mức tăng trưởng 10% năm. Kim ngạch XNK tăng từ 28 - 30 % năm. Trong khi nhiều thành phần kinh tế sở hữu đa dạng tham gia hoạt động trên thị trường Việt Nam làm cho cạnh tranh đã gay gắt lại càng gay gắt hơn. Cộng với sự có mặt của các ông bự nước ngoài khi Việt Nam thực hiện đúng cam kết với WTO sau ngày 1/1/2009. Chính sách quản lý của Nhà nước ngày sẽ càng chặt chẽ hơn. Trước những khó khăn phức tạp của giai đoạn mới, để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới tiếp tục phát triển và đạt hiệu quả cao. Công ty phải xác định đúng hướng đi, lựa chọn cho mình thị trường phù hợp với khả năng và quy mô sản xuất của mình. Nếu Công ty không có những chuẩn bị trước và kỹ càng sẽ bị hụt hẫng làm gián đoạn sản xuất, kinh doanh. Các định hướng cho sự phát triển của Công ty T&V trong thời gian tới là:
* Tiếp tục giữ vững và không ngừng mở rộng kinh doanh mặt hàng truyền thống.
* Tập trung làm tốt công tác thị trường không những chỉ ngoài nước mà còn cả thị trường nội địa. Tận dụng tối đa mọi khả năng có được từ thị trường nội địa để tăng doanh thu, góp phần giải tỏa bớt các áp lực kinh tế, xã hội khác như vốn, giá thành / sản phẩm, tạo công ăn việc làm...
* Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các bạn hàng, khách hàng; có những chế độ ưu đãi thích hợp để giữ vững mối quan hệ bạn hàng vốn có từ ngày đầu thành lập cho đến nay là rất tốt.
* Giữ vững thị trường và mặt hàng xuất khẩu hiện có, đồng thời không ngừng tìm thêm thị trường mới, bạn hàng mới và sản phẩm mới.
* Hoàn thiện hơn nữa bộ máy hoạt động của Công ty tiến tới tinh giảm gọn nhẹ và làm việc có hiệu quả.
* Đảm bảo thu nhập ổn định, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Mục tiêu kinh doanh gồm : * Kinh doanh có lợi nhuận :
Đối với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào hoạt động trong cơ chế hiện nay thì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, quan trọng nhất. Phải đảm bảo có lợi nhuận vì chỉ có lợi nhuận và lợi nhuận càng cao thì Công ty mới càng có điều kiện mở rộng sản xuất, tái đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo cho công ty bổ sung nguồn vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, tăng quỹ nghiên cứu thị trường. Do vậy lợi nhuận là mục tiêu trước mắt cơ bản và cũng là mục tiêu lâu dài của Công ty.
Kinh doanh trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay, rủi ro trong kinh doanh là rất lớn. Kinh doanh trong điều kiện lợi nhuận càng cao thì xác suất xảy ra rủi ro càng lớn. Nếu chỉ chạy theo những lợi nhuận kếch xù mà không tính toán lường trước các bất trắc thì rất dễ đưa Công ty đến chỗ kinh doanh thua lỗ. Do đó ngoài mục tiêu lợi nhuận, Công ty phải luôn luôn lưu ý đến mục tiêu an toàn trong kinh doanh.
* Tăng cường nâng cao uy tín của Công ty.
Uy tín là tài sản vô hình quý giá của mỗi một Công ty. Vì vậy mục tiêu thế lực phải là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Công ty. Tạo dựng ra cho mình một uy tín cao, một hình ảnh đáng tin cậy cho khách hàng và bạn hàng trong và ngoài nước. Để làm được điều này Công ty phải xác định kinh doanh phải nghiêm túc, chấp hành luật pháp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, thỏa mãn tối đa những nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo dựng niềm tin, giữ vững quan hệ tốt đẹp lâu dài với khách hàng và với các cơ quan Nhà nước.
Chặng đường trước mắt tuy sẽ rất gay go, có nhiều thử thách hơn nhưng tương lai sẽ rộng mở, với đà phát triển tốt đẹp trong những năm qua của Công ty, chúng ta tin tưởng Công ty sẽ đạt tới đỉnh cao mới.
3.1.2.2 Các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty T&V sang EU trong thời gian tới của Công ty T&V sang EU trong thời gian tới
Để thực hiện mục tiêu định hướng của Công ty đề ra, Công ty phải đánh giá đúng mặt mạnh, yếu của mình để từ đó đề ra các giải pháp nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh tạo ra những bước đi vững chắc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được hiệu quả ngày càng cao. Sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Công ty T&V trong thời gian tới :
Hoạt động kinh doanh của Công ty phải xuất phát từ nhu cầu thị trường; nắm bắt được nhu cầu của thị trường là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh bởi xuất khẩu là chức năng chủ yếu của Công ty. Thực tế trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty mang nhiều tính thụ động, ngoài những khách hàng truyền thống, Công ty còn rất lúng túng trong việc mở rộng quan hệ với những khách hàng mới mà đặc biệt là thị trường nội địa, chưa hình thành được mặt hàng kinh doanh chủ yếu phục vụ từng khu vực, từng thị trường nên thường bị động trong khâu sản xuất. Nguyên nhân chính là do Công ty chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu về thị trường. Để tạo thế chủ động trong kinh doanh, nắm bắt, thâm nhập thị trường đạt kết quả cao, Công ty cần thực hiện các vấn đề sau :
* Tổ chức nghiên cứu thị trường, cung cấp xử lý thông tin kịp thời, chính
xác.
Đây chính là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động Marketing. Trong thời gian qua, vấn đề này chưa được sự quan tâm đúng mực của Công ty. Để việc nghiên cứu thị trường được thuận lợi thì Công ty phải có đội ngũ chuyên viên nghiên cứu thị trường có trình độ, khả năng xử lý thông tin, dự báo nhu cầu một cách chính xác. Nghiên cứu thị trường có hiệu quả sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thể hiện qua việc :
- Tạo ra bầu không khí thuận lợi cho việc bán hàng.