Tình hình sản xuất lúa Séng Cù tại huyện Sa Pa

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản séng cù tại lào cai (Trang 78)

a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù

3.2.3.Tình hình sản xuất lúa Séng Cù tại huyện Sa Pa

Tổng sản lượng lương thực toàn huyện năm 2009 đạt 15.740 tấn, trong đó sản lượng thóc đạt 12.175 tấn. Tổng diện tích gieo trồng lúa là 2.656 ha, trong đó diện tích lúa xuân là 119 ha, năng suất trung bình đạt 46,55 tạ/ha, diện tích lúa mùa là 2.537 ha, năng suất lúa mùa đạt trung bình 45,81 tạ/ha. Tính đến hết năm 2009, toàn huyện Sa Pa có 30 ha lúa Séng Cù, sản lượng đạt 960 tấn thóc. Lúa Séng Cù trồng ở Sa Pa chỉ được sản xuất trên đất ruộng 1vụ, tập trung ở 3 xã vùng cao như Tả Van, Sử Pán, Thanh Kim, tuy nhiên diện tích còn manh mún, do người dân tự phát gieo trồng cho nên việc áp dụng quy trình kỹ thuật chưa tốt, dẫn đến năng suất thấp, chỉ đạt hơn 30 tạ/ha. Sản phẩm chủ yếu tự tiêu trong gia đình hoặc tiêu thụ trong vùng là chính.

Nhận xét chung : Sau khi lựa chọn đối tượng tham gia điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin qua nhiều kênh, chúng tôi sơ bộ nhận xét tình hình sản xuất lúa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68

Séng Cù ở tỉnh Lào Cai như sau:  Thuận lợi

- Đã có chủ trương của tỉnh, huyện về phát triển lúa chất lượng Séng Cù - Khí hậu thời tiết, đất đai rất thuận lợi phù hợp cho lúa Séng Cù phát triển ở huyện Mường Khương và Bát Xát

- Người dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất ruộng bậc thang - Sản phẩm gạo Séng Cù ngon, chất lượng tốt đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài tỉnh

- Có sự quan tâm chỉ đạo, sự tham gia của các cơ sở, các cơ quan nông nghiệp như Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm giống, tổ chức AIDA hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu

- Có thể phát triển mở rộng diện tích trồng lúa Séng Cù ở các xã vùng cao của huyện Mường Khương, Bát Xát

- Có chính sách khuyến khích phát triển vùng lúa chất lượng của tỉnh - Có thể nâng cao giá trị sản phẩm thông qua việc áp dụng tốt quy trình kỹ thuật sản xuất để phát huy tiềm năng của giống, chế biến và thương mại hóa sản phẩm, bảo quản, chế biến, đóng gói sản phẩm quảng bá

- Khách hàng trong và ngoài tỉnh, nhất là Hà Nội, nhiều khách du lịch đã biết đến sản phẩm

Khó khăn

- Cán bộ từ tỉnh đến xã, thôn bản chưa có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch phát triển sản xuất Séng Cù, nhất là thương mại hóa sản phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69

mòn, rửa trôi, sạt lở đất mùa mưa xảy ra thường xuyên

- Trình độ sản xuất của dân còn lạc hậu, chênh lệch nhiều giữa các vùng, đầu tư thâm canh ít, mật độ cấy rất thưa, bón phân mất cân đối giữa các nguyên tố N-P-K cho nên sâu bệnh nhiều, năng suất thấp

- Diện tích manh mún, không tập trung

- Chưa chủ động được nguồn giống, chủ yếu vẫn do dân tự để giống theo kinh nghiệm truyền thống, có nguy cơ bị thoái hóa

- Giá cả thường bị còn biến động nhiều

- Cạnh tranh các nguyên liệu đầu vào sản xuất với Trung Quốc (Phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật), người dân sử dụng tràn lan, không kiểm soát được

- Công nghệ chế biến chưa phát triển

- Tài nguyên đất, nguồn nước bị cạn kiệt, ô nhiễm

Trong quá trình điều tra như đã phân tích nêu phần trên cho thấy tình hình sản xuất lúa Séng Cù của tỉnh Lào Cai nói chung và Mường Khương nói riêng đòi hỏi có hai vấn đề cần nghiên cứu đó là :

Một là : Mật độ cấy quá thưa (30 khóm/m2

- 36 khóm/m2)

Hai là : Sử dụng phân bón không cân đối, đặc biệt sử dụng nhiều đạm nhưng rất ít sử dụng kali ở Mường Khương và sử dụng nhiều kali, ít lân, ít đạm ở Mường Vy , sử dụng ít phân chuồng và chủ yếu sử dụng phân chuồng tươi

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản séng cù tại lào cai (Trang 78)