Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Séng Cù

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản séng cù tại lào cai (Trang 89 - 94)

a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù

3.3.2. Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Séng Cù

suất của giống lúa Séng Cù

Năng suất lúa là một yếu tố quan trọng nhất phản ánh kết quả sinh trưởng phát triển của cây lúa. Trong thí nghiệm, năng suất là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm.

Năng suất lúa được taọ thành bởi các yếu tố cấu thành như: Số bông/m2

, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Khi các yếu tố này đạt tối ưu thì năng suất lúa sẽ đạt cao nhất. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển cũng chỉ là cơ sở cho việc hình thành năng suất và các yếu tố cấu thành đó là cơ sở để dự đoán khả năng cho năng suất của lúa.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Séng Cù được thể hiện ở Bảng 3.9.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79

Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Séng Cù

Công thức

Các chỉ tiêu theo dõi

Số bông/m2 (Bông) Số hạt /bông (Hạt) Số hạt chắc/bông (Hạt) Khối lƣợng 1.000hạt (gr) NSLT (Tạ/ha) NSTK (Tạ/ha) Vụ mùa 2009 1 169 155,04 134,07 25,47 57,70 39,08 2 203 143,53 121,07 25,44 62,41 51,69 3 207 129,31 105,69 25,32 55,39 46,40 4 187 118,39 80,43 25,26 38,23 29,89 CV% 3,6 6,2 LSD05 3,81 5,21 Vụ xuân 2010 1 192.0 138,07 126,71 25,40 61,80 47,33 2 256.0 138,42 120,50 25,40 78,36 64,67 3 244.5 141,04 118,26 25,30 73,15 63,00 4 250.0 132,30 107,98 25,23 68,12 55,00 CV% 8,1 6,0 LSD05 11,37 6,88 Số bông/m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80

quyết định nhất và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất trong khi đó số hạt và trọng lượng hạt đóng góp 26%. Trong sản xuất yếu tố mật độ cấy có vai trò quyết định số bông/m2

và càng có ý nghĩa quan trọng quyết định năng suất.

Tuy nhiên số bông/m2

có ảnh hưởng đến chất lượng của bông lúa. Nếu số

bông/m2 quá cao sẽ làm giảm chất lượng của bông, có nghĩa là làm giảm số hạt

chắc/bông. Số lượng bông/m2

chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố mật độ, phân bón, chăm sóc...

Trong thí nghiệm, số bông/m2

chịu ảnh hưởng lớn bởi mật độ cấy, giữa

các công thức số bông/m2 dao động từ 156 đến 210 hạt/bông đối với vụ mùa và

đạt 182,7 – 250 hạt/bông ở vụ xuân. Mật độ cấy 40 khóm/m2

có số bông cao nhất 256 hạt/bông ở vụ xuân và cấy 45 khóm có số bông cao nhất là 207 hạt/bông ở vụ mùa. Khi tăng mật độ 40 - 45 khóm/m2

thì số bông/m2 đạt cao nhất sau đó lại giảm, số bông/m2

thấp nhất là công thức 1 đối chứng cấy thưa 30

khóm/m2

Số hạt/bông

Tổng số hạt/bông là một chỉ tiêu thể hiện tiềm năng cho năng suất của giống. Tổng sốn hạt/bông trong các công thức mật độ dao động từ 118,39 đến 155,04 hạt. Chỉ tiêu này giảm khi tăng mật độ cấy, mật độ cấy càng tăng thì số hạt/bông càng ít. Qua kết quả này cho thấy chỉ tiêu số hạt/bông thể hiện tiềm năng của giống khi được thâm canh cao, đặc biệt mật độ cấy hợp lý có thể nâng cao được số hạt/bông.

Số hạt chắc/bông

Số hạt chắc/bông là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu của cây lúa. Đây là yếu tố không những phụ thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81

vào mật độ mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như thời gian kết thúc đẻ nhánh, chế độ nước, chăm sóc và cả các yếu tố khí hậu

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, số hạt chắc/bông trong các công thức thí nghiệm mật độ đạt từ 80,43 – 134,07 hạt ở vụ mùa và đạt 107,98 – 126,71

hạt đối với vụ xuân, công thức 1 cấy 30 khóm/m2

có số hạt chắc/bông cao nhất 126,71 – 134,07 hạt, công thức 5 cấy 50 khóm/m2 có số hạt chắc/ bông thấp nhất, chỉ đạt 80,43 – 10,98 hạt. Như vậy, khi cấy với mật độ cấy thưa 30 – 40 khóm/m2 thì khả năng tích lũy chất khô vào hạt cao nên số lượng hạt chắc đạt cao nhất, khi tăng mật độ cấy quá dày thì xảy ra quá trình tranh chấp dinh dưỡng và ánh sáng giữa các cá thể trong quần thể ruộng lúa cho nên khả năng tích lũy chất khô giảm và số hạt chắc/bông sẽ bị giảm đi

Khối lƣợng 1000hạt

Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào bản chất di truyền của mỗi giống, đây là chỉ tiêu ít bị tác động bởi các yếu tố kỹ thuật canh tác, tuy nhiên trong thực tế khối lượng 1000 hạt chỉ đạt giá trị chuẩn của giống khi được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật. Trong thí nghiệm, mật độ càng cao thì khối lượng càng nhỏ. Khối

lượng 1000 hạt cao nhất khi cấy ở mật độ 30 – 40 khóm/m2

Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết là yếu tố thể hiện tiềm năng cho năng suất của giống, năng suất lý thuyết cao hay thấp thể hiện khả năng cho thu hoạch cao hay thấp. Đây là yếu tố tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất

Qua kết quả nghiên cứu thí nghiệm về mật độ cho thấy năng suất lý thuyết đạt trung bình từ 38.23 - 62.41 tấn/ha đối với vụ mùa và đạt từ 61.80 - 78.36 tấn/ha đối với vụ xuân, trong đó công thức 1 cấy 30 khóm và công thức 5 cấy 50 khóm/m2 có năng suất thấp nhất, công thức 2 cấy 40 khóm/m2 cho năng suất cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82

nhất, đạt 62.41 tấn/ha (vụ mùa) và 78.36 tấn/ha (vụ xuân). Kết quả xử lý thống kê cho thấy mật độ cấy có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất giữa các công thức khác nhau ở mức xác xuất 95%

Năng suất thống kê

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng thí yếu tố

quan trọng nhất mà người ta quan tâm đó là năng suất thống kê và năng suất thực thu, thí nghiệm với diện tích nhỏ cho nên chúng tôi chỉ xác định năng suất thống kê cho thí nghiệm.

Năng suất lúa là chỉ tiêu đánh giá sự thành công hay thất bại của một giống lúa. Trong thí nghiệm nó thể hiện khả năng và tiềm năng cho năng suất của các công thức thí nghiệm

Qua số liệu bảng 3.9 cho thấy: Năng suất thống kê của các công thức mật độ khác nhau cho năng suất khác nhau, vụ xuân cho năng suất cao hơn vụ mùa,

công thức 2 cấy 40 khóm/m2

cho năng suất cao nhất là 64,7 tạ/ha và công thức 1

cấy 30 khóm/m2

cho năng suất thấp nhất 47,3 tạ/ha. Vụ mùa công thức 2 cấy 40 khóm/m2 vẫn cho năng suất cao nhất, đạt 55,1 tạ/ha và công thức 5 cấy 50 khóm/m2 cho năng suất thấp nhất, chỉ đạt 29,9 tạ/ha. Kết quả xử lý thống kê cho

thấy khi cấy lúa ở các mật độ khác nhau từ 30 khóm đến 50 khóm/m2

thì đã ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất lúa, công thức 2 và công thức 3 có sự sai khác chắc

chắn so với công thức 1 cấy thưa 30 khóm/m2

(đối chứng) và công thức 4 cấy

dày 50 khóm/m2 ở mức xác xuất 95%.

Tóm lại: Năng suất lúa là một nhân tố phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cấu thành năng suất, phân bón, mật độ gieo... nó là yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế và khă năng ứng dụng của một giống lúa hay một biện pháp kỹ thuật vào thực tế. Trong thí nghiệm mật độ, năng suất lúa cao khi cấy ở mật độ 40 khóm/m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản séng cù tại lào cai (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)