a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù
3.4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây của giống lúa Séng Cù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của phân bón đến tăng trƣởng chiều cao cây của giống lúa Séng Cù ở các giai đoạn sau cấy
(ĐVT: cm)
Công thức
Từ sau cấy đến…..ngày
Vụ mùa 2009 Vụ xuân 2010 7 15 30 60 ccccc 7 15 30 60 ccccc 1 24,6 54,9 86,7 108,0 114,1 20,3 32,1 46,4 87,7 117,9 2 28,2 56,5 87,5 112,4 120,1 20,5 34,8 51 92,1 121,6 3 27,6 55,0 87,8 108,2 115,7 20,6 35,2 50,5 95,1 122,0 4 27,5 56,5 88,0 112,3 118,0 20,8 35,0 52,9 95,9 121,1 5 27,1 55,5 87,2 113,6 119,7 20,6 37,2 51,6 98,0 121,8 CV% 3,4 1,5 LSD05 7,43 3,43
Sự tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, lượng phân bón, nhất là phân đạm là loại phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của phân bón đến động thái chiều cao cây của giống lúa Séng Cù qua các thời gian theo dõi được trình bày ở Bảng 3.13.
Kết quả ở nghiên cứu ở cả vụ xuân và vụ mùa đều cho thấy: Chiều cao cây tăng dần qua các tuần theo dõi và tăng theo chiều tăng của mức bón phân. Tăng mạnh ở vụ mùa, nhưng ở vụ xuân chiều cao cây chỉ tăng nhẹ khi tăng mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87
bón phân. Đối với các công thức có mức bón phân cao thì chiều cao cây cuối cùng cao hơn mức bón phân thấp, công thức 1 có chiều cao cây 114,1 cm (vụ mùa) và 118 cm (vụ xuân) thì ở các công thức bón phân cao hơn, chiều cao cây đạt 120,1cm (vụ mùa) và 122cm (vụ xuân). Xử lý thống kê cho thấy phân bón ở mức cao hơn chưa ảnh hưởng đến chiều cao cây ở vụ mùa, có ảnh hưởng ít đến chiều cao cây ở vụ xuân.