a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù
3.3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy chất khô
Chất khô là chất hữu cơ tạo ra được từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây lúa. Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt. Chính vì vậy mà khả năng tích lũy chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77
khô ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lúa Séng Cù được trình bày tại Bảng 3.8
Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa Séng Cù (ĐVT: Tạ/ha) Công thức Vụ mùa 2009 Vụ xuân 2010 Làm đòng Trỗ Chín Làm đòng Trỗ Chín 1 113,10 175,98 218,57 101,89 146,13 189,48 2 109,57 172,36 246,25 127,63 179,43 251,52 3 127,63 149,61 184,58 118,86 157,35 209,54 4 106,25 155,85 178,17 106,25 150,92 185,17 CV % 11 5,3 7,9 4,5 6,1 4,0 LSD05 6,1 4,4 7,2 10,1 19,2 16,7
Giai đoạn làm đòng là bước chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Là thời kỳ quyết định số hoa và chất lượng hoa, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh và cần nhiều dinh dưỡng để tích lũy vật chất khô cho cây, tạo tiền đề cho các giai đoạn sau. Giai đoạn trỗ bông là giai đoạn cây lúa đã sinh trưởng rất mạnh về mặt sinh khối, khối lượng chất khô giai đoạn này tăng lên rất nhiều, giai đoạn này ảnh hưởng của mật độ và phân bón rất rõ rệt đến khả năng tích lũy chất khô của cây. Giai đoạn chín lượng vật chất khô tích lũy được trong cây đạt khá cao,sự ảnh hưởng của 2 yếu tố mật độ và phân bón rất rõ rệt ở giai đoạn này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy chất khô giữa các công thức thí nghiệm ở giai đoạn làm đòng cho kết quả từ 101,89 – 127,83 tạ/ha, mật độ tăng 30 – 40 khóm làm tăng tích lũy vật chất khô, nhưng tăng lên 50 khóm/m2 thì tích lũy chất khô lại giảm do sự cạnh tranh về dinh
dưỡng và ánh sáng, ở vụ mùa công thức cấy 45 dảnh/m2
có vật chất khô lớn nhất
114,71 tạ/ha, nhưng vụ xuân thì công thức cấy 40 khóm/m2 có tích lũy chất khô
lớn nhất, đạt 127,63 tấn/ha. Ở các giai đoạn trỗ và chín cũng vậy, tích lũy chất khô tăng khi tăng mật độ cấy 40 khóm, nhưng lại giảm mạnh khi mật độ cấy tăng 45 – 50 khóm/m2. Công thức cấy 40 khóm /m2 có khả năng tích lũy chất khô cao nhất ở các giai đoạn kể cả vụ xuân và mùa. Kết quả xử lý thống kê cho thấy mật độ cấy có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tích lũy chất khô của lúa ở mức xác xuất 95%.