a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù
2.4.3. Các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng cho thí nghiệm
- Ngâm, ủ và làm mạ: Thời gian ngâm ủ tuỳ thuộc vào mùa vụ , áp dụng kỹ thuật gieo mạ trên nền đất cứng vụ xuân và mạ dược đối với vụ mùa
- Làm đất: Làm đất đảm bảo kỹ thuật , độ đồng đều giữa các ô thí nghiệm ,
khoảng cách giữa các ô thí nghiệm được đắp bờ phân cách 30cm, thí nghiệm
phân bón có phủ nilon tạo bờ phân cách giữa các ô .
- Kỹ thuật cấy: Cấy nông (cấy ngửa tay ), đều khóm, đúng mật độ ,tuổi mạ cấy khi lúa –3 - 4 lá, tỷ lệ mạ có ngạnh trê chiếm 60% ở vụ mùa và 30% ở vụ xuân (Vụ mùa 2009 mạ được 15 ngày tuổi, vụ xuân mạ được 22 ngày tuổi)
- Bón phân : Lượng phân bón theo từng công thức thí nghiệm , đều được chia thành 3 đợt bón như sau:
+ Bón lót : Toàn bộ phân chuồng, lân + 30% lượng đạm
+ Thúc lần 1 : 50 % lượng đạm + 30% Kali (Khi lúa hồi xanh )
+ Thúc lần 2: 20 % lượng đạm + 70 % Kali (Khi lúa đứng cái, bón đón đòng)
- Làm cỏ : 2 lần (Lần 1 - sau khi cấy 0 - 20 ngày; Lần 2 - kết thúc đẻ nhánh), làm cỏ bằng tay, lần 1 làm cỏ nhẹ tay tránh ảnh hưởng đến gốc lúa, lần 2 sau làm cỏ kết hợp sục bùn . Mức nước khi làm cỏ 3- 5 cm.
- Chăm sóc, tưới nước : Khi lúa mới cấy giữ mức nước từ 3 – 5cm để lúa nhanh bén rễ, hồi xanh. Khi lúa đẻ nhánh tưới nông 4 - 5cm để lúa đẻ nhánh, đặc biệt ở vụ mùa giữ mực nước sâu để làm giảm bớt nhiệt trong những ngày nắng gắt. Các giai đoạn sau tưới ngập 10 - 15 cm xen kẽ rút nước để hạn chế lúa đẻ dảnh vô hiệu. Giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông và vào chắc cần nhiều nước để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46
tạo năng suất nên duy trì nước ở mức 5 - 7 cm ở vụ mùa và 3 – 5cm ở vụ xuân . Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, theo dõi sinh trưởng phát triển cây lúa, theo dõi tình hình sinh trưởng sâu bệnh và phòng trừ kịp thời