0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Tình hình sản xuất lúa Séng Cù tại huyện Bát Xát

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÚA ĐẶC SẢN SÉNG CÙ TẠI LÀO CAI (Trang 75 -75 )

a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù

3.2.2. Tình hình sản xuất lúa Séng Cù tại huyện Bát Xát

Tổng sản lượng lương thực toàn huyện năm 2009 đạt 32.000 tấn, trong đó sản lượng thóc đạt 20.696 tấn. Tổng diện tích gieo trồng lúa là 4.676 ha, trong đó diện tích lúa xuân là 1.101 ha, năng suất trung bình là 55 tạ/ha, diện tích lúa mùa là 3.575 ha, năng suât lúa mùa đạt trung bình 40,95 tạ/ha. Tính đến hết năm 2009, toàn huyện Bát Xát có 510 ha lúa Séng Cù, sản lượng đạt 1.722 tấn thóc. Lúa Séng Cù trồng ở Bát Xát được sản xuất 2 vụ, tập trung ở 6 xã vùng cao như Mường Vy, Cốc Mỳ, Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng và Bản Qua, trong đó Mường Vy là xã có diện tích trồng Séng Cù lớn nhất huyện, cho nên đề tài tập trung nghiên cứu, điều tra, đánh giá sản xuất Séng Cù tại xã Mường Vy đại diện chung cho huyện.

Xã Mường Vy là 1 trong 23 xã vùng cao của huyện Bát xát có diện tích trồng Séng Cù lớn nhất huyện, xã có 7 thôn, tổng diện tích đất tự nhiên là 2.786 ha, trong đó ruộng nước 558 ha cấy 2 vụ, có 418 hộ và 2.117 khẩu, có 4 dân tộc Kinh – Dáy – Dao đỏ và HMông cùng sinh sống. Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trong đó trồng lúa là chính và chăn nuôi gia súc gia cầm. Số hộ đói nghèo 96 hộ trong tổ số 418 hộ. Trình độ sản xuất của dân nhìn chung còn ở mức trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65

bình thấp, người dân lao động cần cù, chịu khó nhưng chưa biết kỹ thuật canh tác tiên tiến. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa 2 vụ chính: Vụ lúa xuân và vụ lúa mùa, toàn bộ diện tích lúa đã được bà con cấy giống lúa đặc sản như Séng Cù, Hương Thơm 1 và Bắc Thơm, trong đó Séng Cù chiếm 250ha (44,8% diện tích cấy lúa toàn xã), diện tích đất trồng lúa đặc sản Séng Cù bình quân là 9 sào/hộ, tỷ lệ nông sản hàng hóa chiếm 65%, phần lớn là dân tộc kinh di cư từ những năm 1950. Mường vy đã đưa các giống lúa đặc sản Séng Cù vào sản xuất từ năm 2004 với diện tích ban đầu là 32ha, đến năm 2008 phát triển 180 ha và đạt 250 ha năm 2009. Toàn bộ diện tích này đều do bà con tự chủ động gieo cấy, chăm sóc và hàng năm mở rộng diện tích.

Xã Mường vy được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai rất tốt, độ mùn cao, màu mỡ. Diện tích cấy lúa 558 ha rất tập trung, tạo thành vùng hình lòng chảo, ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh rất đẹp. Hệ thống tưới tiêu thuận lợi, chủ động được nguồn nước tưới.

Khí hậu Mường Vy thuộc vùng cận nhiệt đới và ôn đới nóng ẩm mưa nhiều, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đếm chênh lệch lớn (7 -80C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 180C. Độ ẩm 86%. Số giờ năng bình quân năm là 1.400 giờ. Lượng mưa giao động từ 1054 đến 2.594 mm trong một năm

Kết quả điều tra 18 hộ đại diện trồng lúa Séng Cù trong xã được ghi tại Bảng 3.3 cho thấy: Lượng giống gieo cho 1 sào là 1,3kg, tuổi mạ khi cấy 25 - 30 ngày ở vụ xuân (đạt 4-5 lá) và 15 – 20 ngày đối với vụ mùa, mật độ cấy thưa,

trung bình là 36 khóm/m2, cấy 2 dảnh cơ bản/khóm. Mức đầu tư phân bón của

các hộ dân ở mức thấp, trung bình đầu tư cho 1ha: 3 tấn phân chuồng, 40 kg N, 55kg P2O5, 106 kg K2O, đa số các hộ bón đạm, lân ở mức thấp so với yêu cầu cán bộ Khuyến nông hướng dân. Nét nổi bật là người dân nơi đây đã biết sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66

dụng phân Kali bón cho lúa (Hầu hết người dân ở Bát Xát nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung rất ít sử dụng phân bón kali), chỉ có 4hộ/18 hộ được điều tra không bón kali riêng rẽ, còn lại 14 hộ đều cho rằng việc bón kali là vô cùng quan trọng, giúp cho bông lúa to, mẩy, và chắc. Việc người dân sử dụng phân bón kali đã góp phần đưa năng suất lúa Séng Cù nâng cao, năng suất bình quân đạt 41 tạ/ha. Đặc biệt gạo đặc sản được cấy ở khu vực này có hương vị rất thơm, cơm đậm, dẻo, ngon, được thị trường Lào Cai rất ưa chuộng.

Về tiêu thụ sản phẩm: Do sản xuất chưa tập trung của những năm 2007 trở về trước, sự tự phát của các hộ dân tự mở rộng diện tích, chưa có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc, việc chế biến gạo vẫn còn kém,chế biến theo lối thủ công truyền thống của dân địa phương, sử dụng máy xay sát cũ cho nên hạt gạo bị gẫy, mẫu mã xấu. Thị trường tiêu thụ tự do, giá cả do thị trường điều tiết, các hộ thường bán trực tiếp cho các tư thương vào tận thôn mua nên thường bị ép giá khi đến vụ thu hoạch, giá của sản phẩm đều do người thu gom quyết định, 70% sản phẩm phải bán ở thời điểm giá rẻ do nhu cầu cần vốn cho vụ sau, chi tiêu sinh hoạt và không có điều kiện bảo quản, dự trữ, giá bán thóc tại xã thấp hơn 2.000 – 4.000 đ/kg so giá trị thực, người dân không có nhận thức về việc phải đóng gói cho sản phẩm gạo đặc sản, cho nên sản phẩm gạo không có bao bì nhãn mác vì thế tư thương thu mua còn trộn gạo khác đem bán thị trường Lào Cai, làm giảm uy tín gạo Séng Cù. Mặt khác giao thông đi lại khó khăn, mặc dù là xã nằm trên trục đường chính đi các xã của huyện Bát Xát, xong nền đường xấu, đá hộc nhiều, khoảng cách từ xã đến huyện khoảng 40km, trong đó có khoảng 20km đường xấu, đó là những khó khăn của xã khi phát triển các sản phẩm nông nghiệp nói chung và phát triển gạo Séng Cù nói riêng.

Từ năm 2007 trở lại đây, do được tổ chức AIDA hỗ trợ dự án nâng cao giá trị sản phẩm gạo Séng Cù thông qua việc chế biến, thương mại hóa sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67

phẩm, người dân Mường Vy đã xác định lựa chọn cây lúa đặc sản là cây mũi nhọn để tập trung sản xuất, cung cấp cho thị trường trong tỉnh vốn đang rất ưa chuộng gạo đặc sản Mường vy. Dự án đã giúp người dân về kỹ thuật chăm sóc theo quy trình để có được sản phẩm gạo ngon, mẫu mã đẹp; trang bị cho cộng đồng thông qua mô hình Hợp tác xã nông nghiệp hai dây truyền máy xay sát gạo và đóng bao bì, giúp đỡ Hợp tác xã công bố tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm gạo Séng Cù, các hộ liên kết lại để cùng bán sản phẩm đảm bảo giá trị cao nhất, thu được lợi nhuận cao nhất. Không bán nhỏ lẻ bị tư thương ép giá như trước kia.Việc thu mua do HTX có trách nhiệm thu mua cho dân, giá bán do dân quyết định, giá trị sản phẩm gạo được nâng cao. Hiện nay, giá bán 22.000 – 25.000đ/kg gạo tại trụ sở HTX Mường Vy, không còn tư thương vào thu mua thóc. Sản phẩm gạo Séng Cù Mường Vy đã có nhãn mác, bán các đại lý tiêu thụ tại Lào Cai và ngoài tỉnh như Hải Phòng, Hà Nội …

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÚA ĐẶC SẢN SÉNG CÙ TẠI LÀO CAI (Trang 75 -75 )

×