Ảnh hƣởng của phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Séng Cù

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản séng cù tại lào cai (Trang 102 - 105)

a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù

3.4.2 Ảnh hƣởng của phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Séng Cù

của giống lúa Séng Cù

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Séng Cù được thể hiện ở Bảng 3.17.

Số bông/m2

Số lượng bông/m2

chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố mật độ, phân bón, chăm sóc...

Trong thí nghiệm, số bông/m2

chịu ảnh hưởng lớn bởi lượng phân bón đầu tư, giữa các công thức số bông/m2

dao động từ 156 đến 239 hạt/bông đối với vụ mùa và đạt 182,7 – 250,7 hạt/bông ở vụ xuân. Số bông cao nhất khi bón phân

với lượng 10 tấn P/c+120 N+100 P2O5+100 K2O đạt 250,7 hạt/bông ở vụ xuân

và đạt 239 hạt/bông khi bón 10 tấn P/c+100 N+80 P2O5+60 K2O ở vụ mùa.

Khi tăng mức phân bón đã làm tăng số bông/m2, điều này cho thấy được

vai trò của phân bón trong việc hính thành hạt lúa.  Số hạt/bông

Tổng số hạt /bông trong các công thức phân bón dao động từ 112,3 – 149 hạt, chỉ tiêu này tăng khi tăng mức phân bón. Qua kết quả này cho thấy chỉ tiêu số hạt/ bông thể hiện tiềm năng của giống khi được thâm canh cao.

Số hạt chắc/bông

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tăng lượng phân bón thì số hạt chắc/bông đều tăng, giữa các công thức đạt từ 95,5 – 139,9 hạt chắc/bông ở vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92

mùa và đạt 104,3 – 120,9 hạt chắc/bông đối với vụ xuân. Công thức 5 bón phân cao nhất có số hạt chắc/bông ở vụ xuân cao nhất 120,9 hạt/bông. Ở vụ mùa thì công thức 4 có số hạt chắc/bông đạt 139,9 là cao nhất. Điều này cho thấy mức phân bón thứ 4 cho hiệu quả cao nhất trong việc quyết định số hạt chắc/bông

Khối lƣợng 1000 hạt

Trong thí nghiệm, khi bón phân mức thấp công thức 1 có khối lượng 1000 hạt thấp hơn các công thức 2,3,4,5. Khối lượng 1000 hạt cao nhất khi bón phân ở công thức 4 với mức bón 10 tấn P/c+ 120 N+ 100 P2O5+ 100 K2O/ha.

Năng suất lý thuyết

Kết quả nghiên cứu thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lý thuyết của giống lúa Séng Cù cho thấy: Công thức 1 (đ/chứng)với mức bón phân thấp cho năng suất thấp nhất, năng suất lý thuyết tăng theo chiều tăng của lượng phân bón, đối với vụ mùa công thức 3 (10tấn P/c+100N+80 P2O5+60K2O) có năng suất lý thuyết cao nhất, đạt 78,6 tấn/ha, tuy nhiên khi tăng phân bón đến

mức 10tấn P/c+100N+100 P2O5+80K2O thì năng suất lý thuyết lại có xu hướng

giảm dần. Ở vụ xuân, công thức 4 có năng suất cao nhất, đạt 75,9tạ/ha, lúc này

khi tăng phân bón thêm 20 kg N và 20 K2O thì năng suất lý thuyết vẫn không

thay đổi

Năng suất thống kê

Qua số liệu Bảng 3.17 cho thấy: Năng suất thống kê của các công thức phân bón khác nhau cho năng suất khác nhau, vụ xuân cho năng suất cao hơn vụ mùa, công thức 3 cho năng suất cao nhất là 55,1 tạ/ha và công thức 1 cho năng suất thấp nhất 26,4 tạ/ha ở vụ mùa. Đối với vụ xuân công thức 5 cho năng suất cao nhất, đạt 71,3 tạ/ha trong khi đó công thức 1 bón phân ít cho năng suất thấp nhất, chỉ đạt 43,7 tạ/ha mà thôi. Kết quả xử lý thống kê cho thấy khi tăng lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93

phân bón thì đã ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất lúa, công thức 2,3,4,5 có sự sai khác chắc chắn so với công thức 1 (đối chứng) ở mức xác xuất 95%.

Bảng 3.17: Ảnh hƣởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa Séng Cù

Công thức

Các chỉ tiêu theo dõi

Số bông/m2 (Bông) Số hạt /bông (Hạt) Số hạt chắc/bông (Hạt) Khối lượng 1.000hạt (gr) NSLT (Tạ/ha) NSTK (Tạ/ha) Vụ mùa 2009 1 156.0 112.3 95.5 25.10 37.38 26.43 2 199.5 122.8 111.1 25.27 56.01 38.69 3 239.0 139.9 130.4 25.27 78.62 55.05 4 236.0 132.7 123.7 25.35 73.85 51.40 5 210.0 149.0 139.9 25.36 74.32 52.00 CV% 8.7 10.3 LSD05 10.52 8.71 Vụ xuân 2010 1 182.7 122.0 104.3 25.20 47.42 43.67 2 224.0 126.9 112.7 25.33 63.94 60.00 3 246.7 131.4 117.4 25.33 73.33 65.67 4 248.0 130.1 120.9 25.33 75.96 69.67 5 250.7 134.5 119.6 25.33 75.93 71.33 CV% 8.0 5.5 LSD05 10.11 6.41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94

Như vậy, công thức 3 có mức bón phân 10 tấn P/c+ 100 N+80 P2O5+ 60 K2O cho năng suất cao nhất ở vụ mùa và công thức 5 bón 10 tấn P/c+ 120 N+ 100 P2O5+ 100 K2O cho năng suất cao nhất ở vụ xuân.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản séng cù tại lào cai (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)