a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù
2.4.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõ
- Xác định điểm theo dõi : Định điểm theo dõi ở cả 3 lần nhắc lại, mỗi ô 2 điểm, mỗi điểm 5 khóm liên tục ở giữa ô,tổng số khóm theo dõi của một yếu tố (Phân bón hoặc mật độ) là 30 khóm cho cả 3 lần nhắc lại (10 cây/1 ô thí nghiệm )
- Thời gian theo dõi: 7 ngày/lần từ khi cấy đến lúa chín, riêng giai đoạn lúa đứng cái đến trỗ hoàn toàn theo dõi liên tục 2- 3 ngày/lần
- Chỉ tiêu theo dõi : Cả 2 thí nghiệm phân bón và thí nghiệm mật độ đều theo dõi các chỉ tiêu bằng phương pháp nghiên cứu của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, cụ thể các chỉ tiêu theo dõi như sau :
+ Chiều cao cây: Tiến hành đo chiều cao cây đã định sẵn , 10 cây/ô thí nghiệm, cứ 7 ngày theo dõi 1 lần , chiều cao cây được đo từ sát mặt đất đến mút lá cao nhất. Xác định chiều cao cây cuối cùng trước khi gặt
+ Số nhánh đẻ : Đếm số dảnh /khóm, 10 cây/khóm, cứ 7 ngày đếm một lần từ sau cấy đến khi kết thúc đẻ . Đếm số dảnh hữu hiệu trước khi gặt
+ Chỉ số diện tích lá thời kỳ làm đòng và trỗ bông
Chỉ số diện tích lá tính theo phương pháp cân nhanh của Suichi Yosida (1996)
Cách lấy mẫu: Lấy ngẫu nhiên 1 khóm/ô, 3 khóm/1 công thức (để cả phần gốc rễ
)cho vào xô chứa nước (không tiến hành khi lá lúa bị ướt ). Cắt lá xếp 1 dm2 cân được a gam; sau đó cắt toàn bộ số lá còn lại của khóm cân được b gam .
Chỉ số diện tích lá sẽ được xác định theo công thức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47
Trong đó : - a là khối lượng của 1 dm2
lá lúa xanh
- b là khối lượng lá lúa xanh còn lại của khóm lúa - 100 là hệ số quy đổi từ đơn vị dm2 sang đơn vị m2
+ Tích lũy chất khô : Tiến hành ở 3 thời kỳ lúa làm đòng , trỗ bông và chín. Cắt 5 cây trong 1 ô theo đường chéo góc (cắt cả lá già, úa, cắt sát gốc), sau đó rửa sạch bùn đất bám gốc lúa , cắt riêng lá , thân, bông sấy khô 800C rồi cân khối lượng chất khô (g/khóm)
+ Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển.
- Ngày cấy
- Ngày bắt đầu đẻ nhánh (Tính từ khi > 50% số cây lúa đẻ nhánh đầu tiên)
- Ngày kết thúc đẻ nhánh (Khi cây lúa đạt số nhánh tối đa) - Ngày làm đòng : Là ngày có > 50% số cây làm đòng
- Ngày bắt đầu trỗ : Là ngày có > 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm
- Ngày kết thúc trỗ:Là ngày có > 80% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng
- Thời gian trỗ bông : Số ngày từ bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ - Thời gian chín : Khi có > 90% số hạt chín trên / bông
- Thời gian sinh trưởng : (Ngày) tính từ ngày gieo đến ngày chín hoàn toàn (trên 90% số hạt chín)
+ Các chỉ tiêu đánh giá về sâu bệnh hại chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48
và vụ mùa, tính tỷ lệ dảnh lúa chết ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng - bông bạc ở giai đoạn vào chắc, chín ở 5 khóm điều tra, với 3 lần nhắc lại, đánh giá theo thang điểm sau:
Điểm Tỷ lệ dảnh/bông lúa bị chết
0 Không bị hại 1 Từ–1 - 10 % dảnh bị hại 3 Từ 11 - 20 % dảnh bị hại 5 Từ 21 - 30% dảnh bị hại 7 Từ 31 - 65 % dảnh bị hại 9 Từ 51 - 100 % dảnh bị hại
* Sâu cuốn lá: Theo dõi ở giai đoạn lúa đứng cái làm đòng ở vụ xuân và vụ mùa, tính tỷ lệ cây lúa bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng theo thang điểm sau:
Điểm Tỷ lệ cây lúa bị sâu cuốn lá hại
0 Không có cây bị hại
1 Từ 1 - 10 % cây bị hại
3 Từ 11 - 20 % cây bị hại
5 Từ 21 - 35 % cây bị hại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49
Rầy nâu : Theo dõi ở giai đoạn lúa làm đòng ở vụ xuân và vụ mùa, cây chuyển vàng từng bộ phân hay toàn bộ cây theo thang điểm:
Điểm Triệu chứng cây lúa
0 Không bị hại
1 Hơi biến vàng trên một số cây
3 Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy
rầy
5 Những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, –
0 - 25 % số cây bị cháy rầy, những cây còn lại lùn
7 Hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy,
cây còn lại lùn nghiêm trọng
9 Tất cả các cây đều chết
* Bệnh bạc lá : Theo dõi ở giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng ở vụ xuân và vụ mùa. Đánh giá trên diện tích lá bị hại theo thang điểm:
Điểm Tỷ lệ diện tích lá bị hại
1 Từ 1 - 5 % diện tích lá bị hại
3 Từ 6 - 12 % diện tích lá bị hại
5 Từ 13 - 25% diện tích lá bị hại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50
* Bệnh đạo ôn lá: Theo dõi ở giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng ở vụ xuân .Đánh giá vết bệnh trên lá cây bị hại theo thang điểm:
Điểm Triệu chứng vết bệnh
0 Không có triệu chứng bệnh
1 Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa chưa xuất hiện
vùng sinh sản bào tử
2 Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1 - 2 mm có
viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh
3 Hình dạng vết bệnh như ở điểm 2 nhưng vết bệnh xuất
hiện đáng kể ở các lá trên
4 Vết bệnh điển hình, dài > 3mm, diện tích vết bệnh trên lá
< 4% diện tích lá
5 Vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh trên lá chiếm từ 4
- 10% diện tích lá
6 Vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh trên lá chiếm từ
11 - 25% diện tích lá
7 Vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh trên lá chiếm từ
26 - 50% diện tích lá
8 Vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh trên lá chiếm từ –
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51
Bệnh khô vằn : Theo dõi ở giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng ở vụ xuân và
vụ mùa. Đánh giá độ cao của vết bệnh trên cây bị hại theo thang điểm :
Điểm Vị trí vết bệnh trên cây
0 Không có triệu chứng hại
1 Vết bệnh ở vị trí < 20% chiều cao cây
3 Vết bệnh ở vị trí 20 % - 30% chiều cao cây
5 Vết bệnh ở vị trí 31 % - 45% chiều cao cây
7 Vết bệnh ở vị trí 46 % - 65% chiều cao cây
* Bệnh đạo cổ bông: Theo dõi ở vụ mùa. Đánh giá vết bệnh trên cổ bông lúa theo thang điểm :
Điểm Triệu chứng vết bệnh
0 Không thấy vết bệnh
1 Vết bệnh có trên vaì cuống bông hoặc trên gié cấp 2
3 Vết bệnh có trên vaì gié cấp 1 hoặc ở phần giữa của trục bông
5 Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc ở phần thân rạ ở
phía dưới trục bông
7 Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần trục bông, có hơn 30 %
hạt chắc
9 Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52
- Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
Đo đếm ở tất cả 10 cây/khóm đã được quy định từ đầu vụ , các chỉ tiêu cấu thành năng s uất gồm : Số bông/khóm (bông); Số khóm /m2; Tổng số hạt/bông (hạt); Số hạt chắc/bông (hạt); Tỷ lệ hạt lép (%); Khối lượng 1.000 hạt (gram); Năng suất lý thuyết (Tạ/ha)
Số bông/m2 x số hạt chắc/bông x Khối lượng 1.000hạt NSLT (tạ/ha) =
10.000
Năng suất thống kê (tạ/ha): Mỗi ô thí nghiệm gặt 1 m2, tuốt phơi khô đạt độ ẩm 14% quạt sạch, rồi cân khối lượng sau đó tính thống kê cho 1 ha
- Hiệu quả kinh tế : Tổng thu, tổng chi, thu nhập, lãi thuần
2.4.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu thu được từ thí nghiệm đượng tổng hợp và xử lý thống kê sinh học bằng phần mền IRISTART để phân tích sai số thí nghiệm , so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất giữa các công thứ c
- Số liệu điều tra được sử lý bằng phương pháp phân tích SWOT, phương pháp so sánh, phương pháp PRA.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm khí hậu thủy văn của vùng nghiên cứu 3.1. Đặc điểm khí hậu thủy văn của vùng nghiên cứu
Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác , quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh . Đặc biệt điều kiện khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa . Khí hậu gồm một số yếu tố như nhiệt độ , ánh sáng, lượng mưa , ẩm độ…các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa , khi những nhân tố này tác động chiều hướng có lợi thì năng suất lúa tăng và ngược lại . Dựa trên cơ sở hiểu biết này chúng ta mới xác định được chế độ trồng trọt hợp lý , bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý , áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất , sản lượng lúa.
Diễn biến thời tiết khí hậu bình quân 5 năm của các địa phương sản xuất lúa Séng Cù được trình bày ở Bảng 3.1.
Qua Bảng 3.1 cho ta thấy: Những vùng sản xuất lúa Séng Cù của Lào Cai đều thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao , độ cao bình quân từ 500 – 600 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình hàn g năm thấp hơn 200C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 23,90
C, thấp nhất là 12,60C. Lượng mưa hàng năm bình quân từ 1.451 đến 2.759mm, phân bố không đều giữa các vùng và không đều giữa các tháng trong năm , mưa lớn thường tập trun g các tháng 6,7,8 chiếm 54,7% lượng mưa cả năm . Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, chỉ chiếm 13 % lượng mưa cả năm . Độ ẩm không khí trung bình hàng năm đạt 87 - 88%. Số giờ nắng trung bình nhiều năm diễn biến từ 1.422 đến 1.595 giờ/năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54
Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết khí hậu bình quân 5 năm của các vùng sản xuất lúa Séng Cù tỉnh Lào Cai
Tháng Nhiệt độ không khí
TB(0C)
Ẩm độ không khí (%)
Số giờ nắng /tháng (giờ) Lƣợng mƣa TB (mm) MK BX SP MK BX SP MK BX SP MK BX SP 1 12,1 13,1 8,9 90 88 86 119 122 132 30 15 49 2 13 13,1 9,9 91 90 86 152 160 208 44 29 76 3 16,7 16,9 13,7 89 88 82 156,5 155 105 51 43 106 4 20,4 20,5 16,8 87 86 83 140,5 145 165 104 103 186 5 23,0 23,1 18,8 85 84 83 78 88 61 194 142 354 6 24,2 24,3 19,7 87 87 88 100,5 123 69 274 217 366 7 24,0 24,4 19,8 88 87 88 102 122 110 403 287 457 8 22,9 23,9 19,5 88 88 89 40 80 148 381 293 465 9 20,3 22,6 18,2 87 87 88 107,5 175 127 197 180 332 10 20,3 20,1 15,7 88 88 91 127,5 125 91 130 74 199 11 16,7 16,6 12,4 89 88 90 134,5 135 119 91 48 110 12 13,5 13,4 9,8 88 88 87 163,5 165 140 36 20 59 TB năm 19,3 19,3 15,8 88 87 87 Nhiệt độ TB tối cao 23,9 23,8 19,1 Nhiệt độ TB tối thấp 16,5 16,3 12,6 Tổng /năm 1.422 1.595 1.475 1.935 1.451 2.759
( Nguồn : Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai) Ghí chú: MK - Mường Khương; BX – Bát Xát, SP – Sa Pa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55