Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản séng cù tại lào cai (Trang 81 - 83)

a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù

3.3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71

Chiều cao cây lúa trên đồng ruộng là một chỉ tiêu quan trọng. Chiều cao của cây lúa chính là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi hạt lúa nảy mầm đến lúc hình thành đốt, vươn lóng và trỗ bông hoàn toàn. Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của mật độ đến động thái chiều cao cây của giống lúa Séng Cù qua các thời gian theo dõi được trình bày ở Bảng 3.5

Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến tăng trƣởng chiều cao cây của giống lúa Séng Cù ở các giai đoạn sau cấy

ĐVT: cm

Công thức

Từ sau cấy đến…..ngày

Vụ mùa 2009 Vụ xuân 2010 7 15 30 60 ccccc 7 15 30 60 ccccc 1 25,3 50,7 103,2 118,9 122,1 20,2 34,7 48,6 92,0 121,8 2 25,7 57,2 105,0 118,2 123,9 20,5 38,3 52,9 93,1 122,2 3 26,5 57,3 105,6 118,7 124,9 21,0 38,1 53,0 90,9 123,9 4 26,0 57,0 103,9 118,2 124,2 21,0 38,2 53,2 93,5 123,9 CV% 6,39 0,9 LSD05 2,6 2,25

Kết quả ở nghiên cứu ở cả vụ xuân và vụ mùa đều cho thấy: Chiều cao cây tăng dần qua các tuần theo dõi, tăng theo chiều tăng của mật độ cấy. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh quá trình sinh trưởng của lúa, tốc độ này tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố như thời vụ, đặc tính sinh học của giống, nhiệt độ ánh sáng, phân bón và kỹ thuật chăm bón.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

Cù qua các tuần theo dõi cho thấy đối với vụ mùa: Giai đoạn sau cấy 1- 5 tuần có tốc độ tăng trưởng chiều cao rất lớn, tăng trưởng bình quân từ 12,1cm đến 14,5 cm/ tuần, vì lúc này đầu vụ có nhiệt độ, ẩm độ cao tạo điều kiện tốt cho lúa vươn cao, 3 tuần đầu tốc độ tăng trưởng chiều cao tỷ lệ thuận với chiều tăng của mật độ,từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 7 sau cấy thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lại giảm dần khi tăng mật độ. Từ tuần thứ 9 trở đi, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm do giai đoạn này cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực cho nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chỉ còn 0,62 cm – 3,8 cm/tuần, lúc này tăng trưởng chiều cao cây ở công thức cấy mật độ cao cao hơn ở công thức cấy mật độ thấp. Khi cấy ở mật độ dày các lóng lúa có xu hướng vươn cao hơn do sự tranh chấp về ánh sáng. Ở vụ xuân vì thời tiết đầu vụ xuân lạnh, nhiệt độ thấp nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lúa từ tuần 1 đến tuần 5 chậm hơn vụ mùa, thí nghiệm mật độ tăng trưởng cao cây bình quân chỉ đạt 4,8 cm – 5,9 cm/tuần ở 3 tuần đầu.

Từ tuần thứ 5 trở đi, khi đó nhiệt độ tăng, tốc độ tăng trưởng cao cây cũng tăng theo, xong mức chênh lệch tăng trưởng giữa các mật độ cấy khác nhau không lớn, bình quân đạt 7,1 – 7,6 cm/tuần.

Chiều cao cây ở các công thức có mật độ cao có chênh lệch so với công thức có mật độ thấp cũng không rõ rệt (Bảng 3.6). Công thức 1 có chiều cao là 122,1 cm thì ở các công thức 2, 3, 4 cao hơn cũng chỉ từ 1,83 cm – 2,90 cm mà thôi. Khi xử lý thống kê cho thấy mật độ các công thức thí nghiệm chưa ảnh

hưởng đến chiều cao cây ở cả 2 vụ xuân và mùa.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản séng cù tại lào cai (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)