a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù
3.5 xuất quy trình sản xuất lúa Séng Cù cho sản xuất đại trà ở Lào Ca
- Ngâm, ủ và làm mạ: Thời gian ngâm ủ tuỳ thuộc vào mùa vụ , áp dụng kỹ thuật gieo mạ trên nền đất cứng vụ xuân có che phủ nilong và mạ dược đối với vụ mùa. Chú ý trong thời gian ngâm ủ phải thay nước thường xuyên, khi mầm nứt nanh, rễ bằng ½ hạt thóc là đem gieo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97
sạch cỏ dại. Ruộng mạ săm sắp nước khi gieo
- Kỹ thuật cấy: Cấy nông (cấy ngửa tay), đều khóm, đúng mật độ, tuổi mạ cấy khi lúa –3 - 4 lá, tỷ lệ mạ có ngạnh trê cao (Vụ mùa mạ được 15 ngày tuổi, vụ xuân mạ được 22- 25ngày tuổi).
- Mật độ : Cấy 40 khóm/m2 đối với cả vụ mùa và vụ xuân
- Bón phân : Lượng phân bón cho 1 ha khuyến cáo bón là: Vụ xuân : 10 tấn P/c+120 N+100 P2O5+100 K2O Vụ mùa : 10 tấn P/c+100 N+80 P2O5+60 K2O Được thành 3 đợt bón như sau:
+ Bón lót : Toàn bộ phân chuồng, lân + 30% lượng đạm
+ Thúc lần 1 : 50 % lượng đạm + 30% Kali (Khi lúa hồi xanh )
+ Thúc lần 2: 20 % lượng đạm + 70 % Kali (Khi lúa đứng cái, bón đón đòng)
Chú ý: Bón theo nguyên tắc nặng đầu, nhẹ cuối, nhất là vụ mùa bón cần bón sớm càng tốt. Khi bón tránh trời mưa, thời tiết âm u hoặc quá nắng. Không bón phân khi lá lúa bị ướt
- Chăm sóc, tưới nước : Giữ ẩm cho ruộng lúa. Các giai đoạn sau tưới ngập 10 - 15 cm xen kẽ rút nước để hạn chế lúa đẻ dảnh vô hiệu . Giai đoạn lúa làm đòng , trỗ bông và vào chắc cần nhiều nước để tạo năng suất nên duy trì nước ở mức 5 - 7 cm ở vụ mùa và 3 – 5cm ở vụ xuân . Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, theo dõi sinh trưởng phát triển cây lúa, theo dõi tình hình sinh trưởng sâu bệnh và phòng trừ kịp thời
- Thu hoạch: Chú ý thu hoạch sớm khi có 70 - 80 % số bông chín, không thu hoạch lúa quá muộn vì hạt lúa Séng Cù dễ rụng và mất mùi thơm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98