KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản séng cù tại lào cai (Trang 109 - 112)

a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua các kết quả nghiên cứu điều tra tình hình sản xuất lúa Séng Cù trong tỉnh và những thí nghiệm xác định mật độ cấy và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa Séng Cù tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai vụ mùa năm 2009 và vụ xuân 2010 chúng tôi có kết luận như sau:

1. Về sản xuất đại trà lúa Séng Cù: Diện tích tăng qua các năm xong năng suất có xu hướng giảm, thế mạnh của sản xuất Séng Cù là chất lượng gạo ngon, đã có thương hiệu, thị trường dễ tiêu thụ, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Điều đáng lưu ý về kỹ thuật cần phải thay đổi phương thức sản xuất lúa Séng Cù của

sản xuất đại trà là mật độ cấy quá thưa (30khóm/m2

- 36 khóm/m2), đồng thời việc sử dụng phân bón không cân đối, đặc biệt sử dụng nhiều đạm nhưng rất ít sử dụng kali ở Mường Khương và sử dụng nhiều kali, ít lân, ít đạm ở Mường Vy. 2. Mật độ cấy khác nhau không ảnh hưởng lớn đến tổng thời gian sinh trưởng của giống lúa Séng Cù, thời gian sinh trưởng dài hơn khi tăng mức bón phân đạm và kali. Vụ xuân có thời gian sinh trưởng dài hơn vụ mùa từ 11 – 15 ngày ở các 2 thí nghiệm.

3. Chiều cao cây cuối cùng thay đổi không đáng kể khi tăng mật độ cấy ở cả vụ xuân và vụ mùa. Khi tăng lượng phân bón thì chiều cao cây chỉ tăng mạnh ở vụ mùa, nhưng ở vụ xuân chỉ tăng nhẹ. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lúa tỷ lệ thuận với chiều tăng của mật độ và lượng phân bón.

4. Khi tăng lượng phân bón và giảm mật độ cấy thì số nhánh đẻ tăng.

5.Trong quá trình sinh trưởng, hầu hết các công thức đều có chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở giai đoạn trỗ bông. Chỉ số diện tích lá chịu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân chăm bón, đặc biệt là giai đoạn làm đòng và trỗ, mật độ cấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99

40 khóm/m2 cho LAI cao nhất.

6. Khả năng tích lũy chất khô ở các giai đoạn làm đòng, trỗ và chín cao nhất khi

cấy mật độ 40 khóm/m2. Phân bón cũng ảnh hưởng rất rõ rệt đến khả năng tích

lũy vật chất khô của lúa ở cả vụ mùa và vụ xuân. Tích lũy chất khô được tăng lên khi lượng phân bón đầu tư tăng. Công thức 5 bón 10 tấn P/c+120 N+100 P2O5+100 K2O có vật chất khô tích lũy cao nhất, công thức 1 (đối chứng) có vật chất khô tích lũy thấp nhất. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các mức bón phân có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tích lũy chất khô giữa các công thức ở mức xác xuất 95%.

7. Sâu bệnh hại phát sinh phát triển theo chiều tăng của mật độ cấy. Công thức bón đạm nhiều bị nhiễm sâu cuốn lá nhiều hơn, tỷ lệ cây bị sâu cuốn lá nhỏ hại nặng ở công thức 1 bón ít phân – điểm 5, công thức 2,3,4 bị hại điểm 2, khi tăng khi lượng bón phân đến 120 N thì mức độ bị sâu cuốn lá hại tăng điểm 5. Khi bón phân không cân đối thì làm tăng tỷ lệ bệnh và cấp bệnh, mật độ cấy tăng sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm sâu bệnh.

8. Năng suất lúa đạt cao nhất ở công thức cấy 40 khóm/m2

và bón phân với mức

10tấn P/c+100 N+80 P2O5+60 K2O cho năng suất cao nhất ở vụ mùa, bón 10tấn

P/c+120 N+100 P2O5+100 K2O cho năng suất cao nhất ở vụ xuân.

9. Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất của giống lúa Séng Cù là cấy thưa hợp lý ở mật

độ 40 khóm/m2. Tùy thuộc vào từng mùa vụ mà quyết định đầu tư bón phân hợp

lý để đạt hiệu quả kinh tế cao, vụ mùa bón phân (CT3) 10 tấn P/c+ 100 N +80 P2O5+60 K2O và vụ xuân bón phân (CT5) 10 tấn P/c+120 N+100 P2O5+100 K2O cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100

2. Đề nghị

- Xây dựng các mô hình Khuyến nông khuyến cáo kết quả nghiên cứu đề tài ra sản xuất đại trà cấy lúa Séng Cù với mật độ 40 khóm/m2

và bón phân cân

đối ở mức 10tấn P/c+100 N+80 P2O5+60 K2O (CT3) đối với vụ mùa và 10 tấn

P/c+120 N+100 P2O5+100 K2O (CT5) cho vụ xuân

- Tiếp tục các đề tài nghiên cứu về chọn lọc, nhân giống lúa Séng Cù để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa vùng cao Lào Cai./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa đặc sản séng cù tại lào cai (Trang 109 - 112)