a. Thí nghiệm xác định mật độ cấy cho lúa Séng Cù
3.2.1. Tình hình sản xuất lúa Séng Cù tại huyện Mƣờng Khƣơng
Tính đến hết năm 2009, toàn huyện Mường Khương có 910 ha lúa Séng Cù, sản lượng đạt 3.408 tấn. Lúa Séng Cù trồng ở Mường Khương được sản xuất 1 vụ là chủ yếu ở các xã vùng cao như xã Mường Khương, Pha Long, Tung Chung Phố…, diện tích cấy 2 vụ tập trung ở 3 hạ huyện có hệ thống kênh mương tương đối chủ động như xã Bản Sen, Lùng Vai, Bản Lầu trong đó Bản Sen, Bản Lầu có diện tích lớn hơn 100 ha/năm. Do khuôn khổ của đề tài, chúng tôi điều tra 4 xã Mường Khương, Bản Sen, Bản Lầu, Lùng Vai là những xã đại diện có diện tích trồng Séng Cù lớn, đồng thời cũng là các xã đại diện cho các vùng sản xuất Séng Cù của huyện.
Xã Mường khương là 1 xã vùng cao, biên giới của huyện Mường Khương, xã có 14 thôn. Tổng diện tích ruộng nước là 80 ha, có 1.016 hộ/4.000 khẩu, gồm 14 dân tộc, trong đó dân tộc Nùng chiếm đa số. Cơ sở vật chất còn nghèo, đường đi đến các thôn còn khó khăn,là xã trung tâm huyện cho nên sản xuất gắn với tiểu thủ công nghiệp, nghề phụ phát triển, giao thông đi lại thuận tiện...Trình độ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa Séng Cù nói riêng còn rất lạc hậu, đầu tư thâm canh ít, năng suất thấp, toàn bộ diện tích trồng Séng Cù 65 ha được cấy trên đất ruộng 1 vụ, vụ xuân do thiếu nước nên bà con trồng thuốc lá, rau màu.
Kết quả điều tra 15 hộ đại diện trồng lúa Séng Cù trong xã (Bảng 3.4)cho thấy: Lượng giống gieo cho 1 sào là 1,4 kg, tuổi mạ khi cấy 30 – 40 ngày, mật
độ cấy thưa, trung bình chỉ cấy 29 - 30 khóm/m2, cấy 2 dảnh cơ bản/khóm. Mức
đầu tư phân bón của các hộ dân ở mức thấp và mất cân đối giữa đạm và kali, trung bình đầu tư cho 1 ha: 5 tấn phân chuồng, 105 kg N, 96 kg P2O5, 50 kg
K2O, đa số các hộ không bón kali, nhưng lại bón lượng đạm cao so với yêu cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61
mức 1-3 kg KCl/sào và lượng kali bổ sung chủ yếu là phân NPK 21kg/sào, nhưng chủ yếu bà con bón lót, cho nên giai đoạn trỗ bông, vào chắc hầu như không được bổ sung kali. Phân chuồng bón cho lúa là phân chuồng tươi, cho nên hàng năm tình hình dịch bệnh hại lúa phát triển rất mạnh như bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá, đục thân phá hại. Năng suất lúa trung bình đạt 38 tạ/ha, tại 15 hộ điều tra chỉ đạt bình quân 34 tạ/ha.
Xã Lùng Vai là xã vùng 2 của huyện Mường Khương, xã có 21 thôn. Tổng diện tích ruộng nước là 189 ha, có 1.045 hộ/ 4.123 khẩu, gồm 12 dân tộc, trong đó dân tộc Nùng chiếm đa số. Cơ sở vật chất còn nghèo, đường đi đến các thôn còn khó khăn, là xã có đường tỉnh lộ chạy qua cho nên giao thông đi lại thuận tiện...Trình độ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa Séng Cù nói riêng còn rất lạc hậu, đầu tư thâm canh ít, năng suất thấp, toàn bộ diện tích trồng Séng Cù 55 ha được cấy trên đất ruộng 2 vụ.
Kết quả điều tra 10 hộ đại diện trồng lúa Séng Cù trong xã được ghi tại bảng 3.4 cho thấy: Lượng giống gieo cho 1 sào là 1,25kg, tuổi mạ khi cấy 30 ngày ở vụ xuân và 25 – 30 ngày đối với vụ mùa, mật độ cấy thưa, trung bình là
35 khóm/m2, cấy 2 dảnh cơ bản/khóm. Mức đầu tư phân bón của các hộ dân ở
mức thấp và rất mất cân đối giữa đạm, lân và kali, trung bình đầu tư cho 1ha: 5tấn phân chuồng, 97 kgN, 12kg P2O5 và không bón kali, lân và lượng kali rất ít được bổ sung từ phân bón NPK với lượng nhỏ. Trong 10 hộ điều tra chỉ có duy nhất 1 hộ bón kali. 100 % hộ sử dụng phân chuồng tươi, cho nên hàng năm tình hình dịch bệnh hại lúa phát triển rất mạnh như bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá, đục thân phá hại nặng, có năm thậm chí có nhiều hộ không cho thu hoạch. Năng suất lúa trung bình chỉ đạt 38 tạ/ha, điều tra 10 hộ chỉ đạt bình quân 32 tạ/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62
diện tích ruộng nước là 250 ha, có 1.290 hộ/5.530 khẩu, gồm 10 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh từ miền xuôi lên khai hoang chiếm đa số, là xã có đường tỉnh lộ chạy qua cho nên giao thông đi lại thuận tiện...Diện tích trồng giống lúa Séng Cù là 159 ha được cấy trên đất ruộng 2 vụ tương đối chủ động nguồn nước, sản lượng lúa Séng Cù đạt 620 tấn
Kết quả điều tra 16 hộ đại diện trồng lúa Séng Cù trong xã được ghi tại bảng 3.4 cho thấy: Lượng giống gieo cho 1 sào là 1,53 kg, tuổi mạ khi cấy 30 ngày ở vụ xuân và 25 – 30 ngày đối với vụ mùa, mật độ cấy thưa, trung bình là
30 khóm/m2, cấy 2 dảnh cơ bản/khóm. Mức đầu tư phân bón của các hộ dân ở
mức thấp, trung bình đầu tư cho 1ha: 5 tấn phân chuồng, 68 kg N, 65 kg P2O5 và 11 kg K2O. Trong 16 hộ điều tra thì có 6 hộ không bón lân và 13 hộ không bón kali. 100% hộ sử dụng phân chuồng tươi, cho nên hàng năm tình hình dịch bệnh hại lúa phát triển rất mạnh như bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá, đục thân phá hại nặng, có năm thậm chí có nhiều hộ không cho thu hoạch. Năng suất lúa năm 2009 trung bình đạt toàn xã là 39 tạ/ha, điều tra 16 hộ chỉ đạt bình quân 31 tạ/ha.
Xã Bản Sen là xã vùng 2 của huyện Mường Khương, có diện tích đất tự nhiên là 2.214ha, 746 hộ/3.763 nhân khẩu. Toàn xã có 13 thôn và 12 dân tộc, trong đó dân tộc Nùng chiếm đa số. Diện tích lúa xuân 134 ha, năng suất 52 tạ/ha,diện tích lúa mùa 175 ha, năng suất 40 tạ/ha. Lúa Séng Cù 165 ha, trong đó vụ xuân 75 ha, vụ mùa 90 ha. Năng suất bình quân đạt 37 tạ/ha. Kết quả điều tra 10 hộ đại diện trồng lúa Séng Cù trong xã cho thấy: Lượng giống gieo cho 1 sào là 1,5 kg, tuổi mạ khi cấy 30 - 35 ngày ở vụ xuân và 30 ngày đối với vụ mùa,
mật độ cấy thưa là 30 khóm/m2, cấy 2 dảnh cơ bản/khóm. Mức đầu tư phân bón
của các hộ dân ở mức thấp, trung bình đầu tư cho 1ha: 5 tấn phân chuồng, 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63
100% hộ sử dụng phân chuồng tươi, cho nên hàng năm tình hình dịch bệnh hại lúa phát triển rất mạnh như bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá, đục thân phá hại nặng, có năm thậm chí có nhiều hộ không cho thu hoạch.
Như vậy, tính trung bình người dân các xã của huyện Mường Khương đầu tư thâm canh lúa Séng Cù ở mức 5 tấn P/c + 90 N + 50 P2O5 + 20 K2O/ ha, cấy ở
mức rất thưa 30 khóm/m2, cấy 2 dảnh cơ bản/khóm.
Đánh giá về tình hình tiêu thụ Séng Cù của huyện Mường Khương cho thấy: Có thể nói, tình hình tiêu thụ gạo Séng Cù ở tất cả các xã của huyện Mường Khương rất thuận lợi, đường giao thông từ tỉnh đến huyện và đi các xã trồng Séng Cù đều đã được rải nhựa, huyện Mường Khương nằm trung tâm của các xã trồng Séng Cù, các xã có diện tích trồng Séng Cù nhiều của huyện như Bản Sen, Lùng Vai, Bản Lầu đều nằm trên trục đường chính từ huyện ra tỉnh (Cách trung tâm thành phố Lào Cai 30 – 35km), đây chính là điều kiện thuận lợi để gạo Séng Cù được tiêu thụ tốt hơn xã Mường Vy – Bát Xát. Do nhu cầu thị trường lớn cho nên đội ngũ tư thương thu gom sản phẩm từ Laò Cai vào hoạt động mạnh trên địa bàn, ở các xã nghiên cứu cho thấy, tất cả các sản phẩm lúa Séng Cù của nông hộ đều được tư thương vào tận nhà thu mua (chiếm 88%) do vậy các hộ không mất công vận chuyển, tuy nhiên giá bán không được cao. Một số ít hộ (12%) đem sản phẩm bán tại chợ với quãng đường ngắn cũng rất thuận lợi. Tuy nhiên xét trên địa bàn toàn huyện cũng có những khó khăn nhất định: Do sự biệt lập của huyện vùng núi cao cho nên cơ hội giao thương không nhiều. Các kênh tiêu thụ ít chủ yếu đều do tư thương nên các hộ phần lớn vẫn không quyết định được giá bán sản phẩm do chính họ sản xuất ra, mặc dù họ biết sản phẩm được thị trường ưa chuộng, có khả năngtiêu thụ rất lớn. không có cơ sở giới thiệu sản phẩm của địa phương trên thị trường tỉnh cũng như các tỉnh khác. Một khó khăn chung của cả hai huyện Bát Xát và Mường Khương trong sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64
xuất gạo Séng Cù là sản phẩm bảo quản được lâu, chất lượng gạo giảm khi bảo quản trong thời gian hơn một tháng ở điều kiện bình thường. Một dự án nâng cao giá trị sản phẩm gạo Séng Cù thông qua hỗ trợ chế biến, thương mại hóa sản phẩm do tổ chức Aida – Tây ban nha tài trợ đã khắc phục được một phần khó khăn về quảng bá, đăng ký nhãn hiệu, mã số mã vạch cho sản phẩm và hỗ trợ nâng cao năng lực cho Ban chủ nhiệm Hợp tác xã là đầu mối quản lý sản phẩm cho nông dân, nhưng khó khăn về bảo quản sản phẩm vẫn chưa được giải quyết. Đây là một trong những khó khăn, hạn chế lớn nhất cho việc quảng bá thương hiệu gạo Séng Cù của Lào Cai