Các yếu tố cấu thành năng suất lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 82)

Năng suất lúa được cấu thành bởi các yếu tố đó là số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông và khối lượng 1000 hạt. Để có năng suất lúa cao chúng ta cần có các biện pháp ký thuật tốt như:

+ Chọn giống có khả năng đẻ nhánh tốt, tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu cao, tỷ lệ hạt chắc/bông cao và khối lượng 1000 hạt cao.

+ Có các biện pháp kỹ thuật hợp lý như: mật độ cấy thích hợp, cấy mạ non để tăng khả năng đẻ nhánh, bón phân cân đối và hợp lý, tưới tiêu khoa học, phòng trừ sâu bệnh kịp thời,…

Như vậy, muốn nâng cao năng suất lúa chúng ta phải có nhưng biện pháp kỹ thuật hợp lý để tác động đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Số bông/m2: Trong các yếu tố cấu thành năng suất lúa thì yếu tố số bông/ đơn vị diện tích có tính chất quyết định vì theo công thức tính năng suất lý thuyết của lúa thì đây là yếu tố tác động nhiều nhất đến năng suất. Muốn tăng số bông/m2 thì trước hết phải có số nhánh tối đa lớn, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, các yếu tố này phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là đặc tính đẻ nhánh của từng giống lúa và các biện pháp kỹ thuật như mật độ cấy, lượng phân bón thúc vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu.

- Số hạt/bông: Để có số hạt/bông cao cần chú ý đến giai đoạn làm đòng của lúa. Đây là thời kỳ bông nguyên thủy phân hóa, lớn lên để hình thành bông lúa với các gié và hoa hoàn chỉnh. Giai đoạn sinh trưởng này cần bổ sung lượng phân bón vô cơ (đạm, kali) cần thiết để quá trình phân hóa được thuận lợi, quyết định số hạt/bông nhiều.

- Tỷ lệ hạt chắc: Tỷ lệ hạt chắc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của lúa đứng sau yếu tố số bông. Trong thực tiễn sản xuất, tỷ lệ hạt lép thay đổi trong phạm vi rất rộng, có thể từ 5 – 10%, có khi tới 15 – 30% thậm chí cao hơn. Tỷ lệ hạt lép cao hay thấp phụ thuộc vào thời kỳ trỗ và sau trỗ bông. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt lép nhiều hay ít đó là: đặc tính của giống, các yếu tố ngoại cảnh tác động vào quá trình thụ phấn thụ tinh như nhiệt độ quá thấp (dưới 200c), hoặc nhiệt độ quá cao, độ ẩm không khí thấp (khi có gió Lào thổi), gặp mưa bão hoặc sâu, bệnh hại,… đều ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc.

Để khắc phục các nguyên nhân trên thì chúng ta cần chú ý: chọn những giống có đặc tính tỷ lệ hạt chắc cao đưa vào sản xuất, bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý để né tránh những bất lợi về thời tiết, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ hạt lép.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khối lượng 1000 hạt: Đây cũng là một yếu tố tác động đến năng suất lúa. So với 2 yếu tố trên thì trọng lượng 1000 hạt ít biến động và nó phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của từng giống lúa.

Bảng 3.16: Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất vụ mùa 2011 Tên giống Số bông/ khóm Số khóm/m2 Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ lép (%) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) HT1 (đ/c) 6,5 40 115,4 88,2 23,57 24,01 55,06 HT6 6,4 40 108,3 85,4 21,14 23,57 51,53 HT9 6,8 40 116,8 96,1 17,72 23,25 60,77 QS1 6,9 40 109,2 90,7 16,94 22,06 55,22 QS34 7,1 40 113,7 95,6 15,92 22,45 60,95 SH2 7,3 40 106,3 91,7 13,73 23,08 61,80 SH4 7,3 40 108,2 95,3 11,92 23,35 64,98 SH105 7,2 40 106,1 97,5 8,11 24,15 67,81 P < 0,05 > 0,05 < 0,05 > 0,05 < 0,05 CV% 4,6 4,7 4,2 5,60 8,80 LSD05 0,6 9,1 6,9 2,29 9,23

Qua kết quả thí nghiệm thu được ở bảng 3.16 ta thấy:

- Số bông/khóm: Số bông/khóm của các giống lúa dao động từ 6,4 đến 7,3 bông/khóm. Giống có số bông/khóm thấp nhất là HT6 (6,4 bông/khóm) thấp hơn giống đối chứng HT1 là 0,1 bông/khóm. Các giống QS34, SH2, SH105 và SH4 có số bông/khóm cao hơn giống đối chứng HT1 là từ 0,6 bông/khóm đến 0,8 bông/khóm. Kết quả thống kê cho thấy với LSD05 bằng 0,6 bông/khóm các giống SH2, SH4 và SH105 có số bông/khóm cao hơn giống đối chứng HT1 ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số bông/khóm tương đương với giống đối chứng.

- Số hạt/bông: Số hạt/bông của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 106,1 hạt/bông đến 116,8 hạt/bông. Kết quả xử lý thống kê cho thấy với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LSD05 bằng 9,1 hạt/bông các giống lúa thí nghiệm đều có số hạt/bông thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/ bông của các giống lúa thí nghiệm không cao chỉ đạt từ 85,4 hạt chắc/bông đến 97,5 hạt chắc/bông. Giống có số hạt chắc/bông cao nhất là SH105 (97,5 hạt) cao hơn giống đối chứng HT1 là 9,3 hạt chắc/bông. Giống có số hạt chắc/bông thấp nhất là HT6 (85,4 hạt) thấp hơn giống đối chứng HT1 là 2,8 hạt chắc/bông. Các giống còn lại là QS1, SH2, SH4, QS34 và HT9 đều có số hạt chắc/bông cao hơn giống đối chứng HT1 từ 2,5 hạt chắc/bông đến 7,9 hạt chắc/bông. Kết quả thống kê cho thấy với LSD05 bằng 6,9 hạt chắc/bông các giống HT9, QS34, SH4, SH105 có số hạt chắc/bông cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số hạt chắc/bông tương đương giống đối chứng.

- Tỷ lệ hạt lép: Tỷ lệ hạt lép của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 8,11% - 23,57%. Giống có tỷ lệ hạt lép thấp nhất là SH105 (8,11%) thấp hơn giống đối chứng HT1 là 15,46%. Giống có tỷ lệ hạt lép cao nhất là giống đối chứng HT1 (23,57%).

- Khối lượng 1000 hạt: Đây là đặc điểm đặc trưng của từng giống lúa, ít chịu tác động của các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, nếu bị sâu, bệnh nhất là sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, bạc lá cũng làm cho P1000 hạt giảm. Kết quả thí nghiệm ở vụ mùa 2011 sau khi xử lý thống kê cho thấy: P1000 hạt của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 22,06 g đến 24,15g. Kết quả thống kê cho thấy với LSD05 bằng 2,29g các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có khối lượng 1000 hạt thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Năng suất lý thuyết: Các giống lúa thí nghiệm có năng suất lý thuyết khá cao, dao động từ 51,53 tạ/ha đến 67,81 tạ/ha. Giống có NSLT đạt cao nhất là SH105 (67,81 tạ/ha) cao hơn giống đối chứng HT1 là 12,75 tạ/ha. Giống có NSLT thấp nhất là HT6 (51,53 tạ/ha) thấp hơn giống đối chứng HT1 là 3,53 tạ/ha. Kết quả thống kê cho thấy với LSD05 bằng 9,23 tạ/ha các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giống SH4 và SH105 có năng suất cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết tương đương giống đối chứng.

Kết quả nghiên cứu ở vụ xuân 2012 thu được như sau:

Bảng 3.17: Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất vụ xuân 2012

Tên giống Số bông/ khóm Số khóm/m2 Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ lép (%) P 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) HT1 (đ/c) 7,1 40 125,6 108,2 13,85 23,65 72,67 HT6 6,8 40 118,7 98,7 16,85 23,52 63,14 HT9 7,7 40 128,2 114,8 10,45 23,35 82,56 QS1 7,3 40 125,4 105,9 15,55 22,87 70,72 QS34 7,5 40 130,5 113,2 13,26 22,64 76,89 SH2 7,6 40 128,8 114,5 11,10 23,18 80,68 SH4 7,8 40 127,9 112,6 11,96 24,11 84,70 SH105 7,8 40 125,7 111,2 11,54 24,21 84,00 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 > 0,05 < 0,05 CV% 4,7 2,3 1,4 4,50 8,70 LSD05 0,6 5,0 2,6 1,81 11,70

- Số bông/khóm: Số bông/khóm của các giống lúa dao động từ 6,8 đến 7,8 bông/khóm. Giống có số bông/khóm thấp nhất là HT6 (6,8 bông/khóm) thấp hơn giống đối chứng HT1 là 0,3 bông/khóm. Hai giống SH4 và SH105 có số bông/khóm bằng nhau (7,8 bông/khóm) cao hơn giống đối chứng HT1 là 0,7 bông/khóm. Các giống còn lại là QS1, QS34, SH2 và HT9 đều có số bông/khóm cao hơn giống đối chứng HT1 từ 0,2 bông/khóm đến 0,6 bông/khóm. Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 0,6 các giống SH4 và SH105 có số bông/khóm cao hơn giống đối chứng HT1 chắc chắn ở mức 95%. Các giống còn lại có số bông/khóm tương đương với giống đối chứng.

- Số hạt/bông: Số hạt/bông của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 118,7 hạt/bông đến 130,5 hạt/bông, cao hơn so với vụ mùa 2011. Giống có số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hạt/bông cao nhất là QS34 (130,5 hạt) cao hơn giống đối chứng HT1 là 4,9 hạt/bông. Giống có số hạt/bông thấp nhất là HT6 (118,7 hạt/bông) thấp hơn giống đối chứng HT1 là 6,9 hạt/bông. Các giống còn lại là SH105, SH4, HT9 và SH2 đều có số hạt/bông thấp hơn giống đối chứng HT1 từ 0,1 hạt/bông đến 3,2 hạt/bông. Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 5,0 các giống lúa thí nghiệm đều có số hạt/bông thấp hơn giống đối chứng HT1 ở mức tin cậy 95%.

- Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/ bông của các giống lúa thí nghiệm đạt mức cao đạt từ 98,7 hạt chắc/bông đến 114,8 hạt chắc/bông. Giống có số hạt chắc/bông cao nhất là HT9 (114,8 hạt) cao hơn giống đối chứng HT1 là 6,6 hạt chắc/bông. Giống có số hạt chắc/bông thấp nhất là HT6 (98,7 hạt) thấp hơn giống đối chứng HT1 là 9,5 hạt chắc/bông. Giống QS1 có số hạt chắc/bông là 105,9 hạt thấp hơn giống đối chứng HT1 là 2,3 hạt chắc/bông. Các giống còn lại là SH105, SH4, QS34 và SH2 đều có số hạt chắc/bông cao hơn giống đối chứng HT1 từ 3,0 hạt chắc/bông đến 6,3 hạt chắc/bông. Kết quả thống kê cho thấy với LSD05 bằng 2,6 hạt chắc/bông các giống HT9, QS34, SH2, SH4, SH105 có số hạt chắc/bông cao hơn đối chứng HT1 ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số hạt chắc/bông thấp hơn giống đối chứng. - Tỷ lệ hạt lép: Tỷ lệ hạt lép của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 10,45% - 16,85%. Giống có tỷ lệ hạt lép thấp nhất là HT9 (10,45%) thấp hơn giống đối chứng HT1 là 3,40%. Giống có tỷ lệ hạt lép cao nhất là giống đối chứng HT6 (16,85%) cao hơn giống đối chứng HT1 là 3,00%.

- Khối lượng 1000 hạt: Đây là đặc điểm đặc trưng của từng giống lúa, ít chịu tác động của các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, nếu bị sâu, bệnh nhất là sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, bạc lá cũng làm cho P1000 hạt giảm. Kết quả thí nghiệm ở vụ xuân 2012 sau khi xử lý thống kê cho thấy: P1000 hạt của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 22,64g đến 24,21g. Kết quả thống kê cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấy với LSD05 bằng 1,81g các giống lúa thí nghiệm đều có P1000 hạt thấp hơn giống đối chứng HT1 ở mức tin cậy 95%.

- Năng suất lý thuyết: Các giống lúa thí nghiệm có năng suất lý thuyết khá cao, dao động từ 63,14 tạ/ha đến 84,70 tạ/ha. Giống có NSLT đạt cao nhất là SH4 (84,70 tạ/ha) cao hơn giống đối chứng HT1 là 12,03 tạ/ha. Giống có NSLT thấp nhất là HT6 (63,14 tạ/ha) thấp hơn giống đối chứng HT1 là 9,53 tạ/ha. Giống QS1 có NSLT là 70,72 tạ/ha thấp hơn giống đối chứng HT1 là 1,95 tạ/ha. Các giống lúa còn lại là QS34, SH2, HT9 và SH105 đều có năng suất cao hơn giống đối chứng từ 4,22 tạ/ha đến 11,33 tạ/ha. Kết quả thống kê cho thấy với LSD05 bằng 11,7 tạ/ha giống SH4 có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng HT1 ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết thấp hơn giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)