Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 256,68 km2. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp 124,99 km2, bằng 48,69% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 73,68 km2, bằng 28,7% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 3,26 km2, diện tích đất phi nông nghiệp là 51,66 km2, diện tích đất chưa sử dụng là 3,09 km2
). - Đặc điểm địa hình, đất đai:
Căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dầy và độ dốc của đất, toàn huyện có 120,045 km2
đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km2 đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ở Phổ Yên là đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém.
- Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79,0 % đến 98,3 %. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000 mm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 22oC, tổng tích ôn 8.000oC. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2
. Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc (các tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12) và Đông Nam (các tháng còn lại). Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt.
- Đặc điểm thủy văn:
Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua:
+ Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái Bình, lưu vực 3.480 km2
, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình về Phổ Yên. Trên địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng Bắc - Đông Nam, lưu lượng nước mùa mưa lên tới 3.500 m3
/s.
+ Sông Công: xưa còn gọi là sông Giã (Giã Giang), sông Mão, có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chảy qua huyện Đại Từ, thị xã Sông Công về Phổ Yên. Sông Công chảy qua địa bàn huyện Phổ Yên khoảng 25 km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Năm 1975 - 1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước và điều hoà dòng chảy của sông. Cảng Đa Phúc trên sông Công là cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.
Vùng phía Nam huyện Phổ Yên (gồm các xã: Thuận Thành, Trung Thành, Tân Phú, Đông Cao, Tiên Phong, Nam Tiến, Tân Hương) nằm kẹp giữa vùng đê sông Công và sông Cầu nên khi mưa lớn, hoặc khi nước sông Cầu dâng cao, thường bị úng, lụt.
Ao hồ: ao phần lớn là nhỏ, độ sâu từ 1 m đến 2 m, nằm rải rác ở các xóm, xã trong huyện, tập trung nhiều ở những xóm, xã có mật độ dân số lớn.
Hồ Suối Lạnh: nằm trên địa bàn xã Thành Công, là hồ nhân tạo lớn nhất huyện Phổ Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đặc điểm nổi bật của huyện Phổ Yên là có đường Quốc lộ số 3 và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ Nam lên Bắc, mang lại cho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội.