Đánh giá theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa IRRI 1996” [14].
- Màu phiến lá: Quan sát bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 4 – 6 và đánh giá theo thang điểm.
+ Điểm 1: Xanh nhạt + Điểm 2: Xanh + Điểm 3: Xanh đậm + Điểm 4: Tím ở đỉnh lá + Điểm 5: Tím ở mép lá
+ Điểm 6: Có đốm tím (xen lẫn có màu xanh) + Điểm 7: Tím
- Màu vỏ trấu: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 9 và đánh giá theo thang điểm.
+ Điểm 0: Màu rơm
+ Điểm 1: Vàng và rãnh màu vàng trên nền vàng rơm. + Điểm 2: Chấm nâu trên nền vàng rơm
+ Điểm 3: Dảnh nâu trên nền vàng rơm + Điểm 4: Nâu (hung hung)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điểm 5: Hơi đỏ đến tím nhạt
+ Điểm 6: Chấm tím trên nền màu rơm + Điểm 7: Dảnh tím trên nền màu rơm + Điểm 8: Tím
+ Điểm 9: Đen + Điểm 10: Trắng
- Độ tàn lá: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 9 và đánh giá theo thang điểm sau:
+ Điểm 1: Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên) + Điểm 5: Trung bình (lá trên biến vàng)
+ Điểm 9: Sớm và nhanh (tất cả các lá vàng hoặc chết)
- Góc lá: Độ mở góc đỉnh lá được đo giữa thân với lá ngay dưới lá đòng ở giai đoạn sinh trưởng 4 – 5.
+ Điểm 1: Đứng + Điểm 5: Ngang + Điểm 9: Rũ xuống
- Góc thân: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 7 – 9 và đánh giá theo thang điểm sau:
+ Điểm 1: Đứng (<300) + Điểm 3: Trung gian (=450
) + Điểm 5: Mở (=600
) + Điểm 7: Tòe (>600
)
+ Điểm 9: Bò lan (thân hoặc phần dưới bò tựa vào mặt đất).
- Độ thoát cổ bông: Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể, đánh giá theo thang điểm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điểm 3: Thoát trung bình + Điểm 5: Vừa đúng cổ bông + Điểm 7: Thoát một phần + Điểm 9: Không thoát được
- Độ thuần đồng ruộng: Tỷ lệ các cây khác dạng trên mỗi ô ở giai đoạn từ trỗ bông đến chín
+ Điểm 1: Độ thuần cao (cây khác dạng <2%)
+ Điểm 5: Độ thuần trung bình (cây khác dạng 2 – 4%) + Điểm 9: Độ thuần thấp (cây khác dạng >4%)